Vụ kiện dẫn độ CFO Huawei: Bà Mạnh Vãn Châu đề nghị hoãn phiên tranh tụng

Ngày 19/4, CFO Huawei Mạnh Vãn Châu đã đề nghị lùi thời điểm tổ chức phiên tranh tụng trong vụ kiện dẫn độ bà sang Mỹ thêm 4 tháng.

Luật sư của bà Mạnh Vãn Châu muốn tổ chức phiên tranh tụng vào ngày 3/8 tới, thay vì vào cuối tháng 4 như dự kiến, để họ có thêm thời gian xem xét, đánh giá và đưa ra các bằng chứng liên quan, giúp chứng minh các cáo buộc của nhà chức trách Mỹ đối với bà Mạnh Vãn Châu là sai lầm.

Ngày 12/4 vừa qua, tòa án Hong Kong (Trung Quốc) đã cho phép Huawei lấy tài liệu từ HSBC, ngân hàng đang là tâm điểm của vụ kiện dẫn độ và cáo buộc gian lận liên quan đến bà Mạnh Vãn Châu. Trước đó, bà Mạnh Vãn Châu đã thua kiện trong một phiên xét xử tại Tòa án Tối cao Anh nhằm giúp bà tiếp cận các hồ sơ ngân hàng HSBC mà vị CFO này cho rằng sẽ giúp bà chống lại việc bị dẫn độ từ Canada sang Mỹ. Trong phán quyết của Tòa án Tối cao Anh, Thẩm phán Michael Fordham đã nhấn mạnh rằng tòa án ở Vancouver (Canada) - nơi đang xem xét việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu - là "diễn đàn thích hợp" để quyết định xem các hồ sơ của HSBC có cần thiết cho một phiên xét xử công bằng hay không.

Bên công tố Canada cho rằng đề nghị trên là không có căn cứ và đây là một phần trong cố gắng trì hoãn vụ kiện của bà Mạnh Vãn Châu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...