CFO Huawei “bó giáp" trong cuộc chiến dẫn độ khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang

Giám đốc tài chính Huawei, bà Meng Wanzhou tiếp tục gặp trở ngại trong cuộc chiến pháp lý lớn trong thời điểm căng thẳng Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang.
CFO Huawei “bó giáp" trong cuộc chiến dẫn độ khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang

Trong phán quyến hôm thứ Tư (27/5), Toà án Tối cao British Columbia phát hiện ra rằng vụ kiện chống lại CFO Huawei Meng Wanzhou vấp phải một tiêu chuẩn có tên gọi là “tội phạm kép”, là khi các hành vi của bà bị Hoa Kỳ cáo buộc cũng là bất hợp pháp tại Canada. Giai đoạn tố tụng tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng tới. 

Căng thẳng ngoại giao đang gia tăng khi bà Meng, con gái của nhà sáng lập Huawei, sẽ phải tiếp tục ở lại Vancouver trong quá trình dẫn độ kéo dài nhiều năm. 

Ngay sau phán quyết của toàn án, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hối thúc Canada trả tự do cho bà Meng ngay lập tức và đảm bảo bà được trở về Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu đã lên tiếng đổ lỗi cho Hoa Kỳ về phán quyết, nói rằng sự độc lập về tư pháp và ngoại giao của Canada đã bị tác động bởi “sự bắt nạt của Hoa Kỳ”. 

Huawei, nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới, đã là một trong những trọng điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ngay sau khi bà Meng bị bắt vào tháng 12/2018, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã cân nhắc phương án dẫn độ, và nói rằng ông có thể xem xét việc “can thiệp” vào vụ án nếu điều đó giúp ích cho cuộc chiến thương mại. Vào chiều hôm qua, cả Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ đã kêu gọi thi hành các điều lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, tuy nhiên TT Trump vãn chưa cho biết liệu ông có ý định ký yêu cầu này thành luật hay không. 

Đại diện của Huawei cho biết, họ thất vọng với phán quyết mới đây và khẳng định niềm tin vào sự vô tội của bà Meng. 

Bà Meng sẽ quay trở lại toà vào ngày 15/6 tới. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...