Vượt Nhật Bản và Đức, Ấn Độ hứa hẹn trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào 2030

Theo đánh giá của S&P Global, với tốc độ tăng trưởng GDP dự đoán đạt trung bình 6,3% đến năm 2030, Ấn Độ đang trên đà vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Vượt Nhật Bản và Đức, Ấn Độ hứa hẹn trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào 2030

Cũng có nhận định tương tự, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho rằng, ba xu hướng lớn gồm thuê ngoài, số hóa và chuyển đổi năng lượng đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nền kinh tế chưa từng có ở quốc gia này.

Các nhà phân tích của gân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính rằng GDP của Ấn Độ có khả năng tăng hơn gấp đôi so với mức hiện tại, vượt mức 7,5 nghìn tỷ USD vào năm 2031. Trong khoảng thời gian đó, thị phần xuất khẩu của Ấn Độ cũng có thể tăng gấp ba lần và sàn giao dịch chứng khoán Bombay có thể đạt mức tăng trưởng 11% hàng năm, với mức vốn hóa thị trường 10 nghìn tỷ đô la trong mười năm tới.

Hiện tại, Ấn Độ đang có được sức hút lớn do thị trường lao động toàn cầu thắt chặt hơn và các phương thức làm việc từ xa ra đời.

Ông Ridham Desai, trưởng bộ phận chiến lược tại Morgan Stanley cho rằng, khi chi tiêu toàn cầu cho gia công phần mềm tăng từ 180 tỷ USD mỗi năm lên khoảng 500 tỷ USD vào năm 2030. Theo đó, số người được tuyển dụng ở Ấn Độ cho các công việc bên ngoài đất nước có thể tăng gấp đôi, đạt đến hơn 11 triệu người.

Đồng thời, Ấn Độ cũng cũng đang thúc đẩy để trở thành công xưởng của thế giới, khuyến khích đầu tư và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng giúp thúc đẩy đầu tư vốn vào sản xuất.

Các chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLIS) được bắt đầu từ năm 2020 là chiến lược chính của chính quyền Ấn Độ hiện tại để tăng cường sản xuất nội địa và cho phép tạo ra nhiều việc làm.

Với chương trình PLIS, chính phủ cung cấp các ưu đãi cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, chẳng hạn như giảm thuế, thu hồi đất cho các dự án cụ thể và cấp giấy phép sau khi đảm bảo sản xuất sau đó đạt được các mục tiêu đầu ra. Nhờ vào đó, tỷ trọng GDP của ngành sản xuất ở Ấn Độ có thể tăng từ 15,6% hiện nay lên 21% vào năm 2031.

Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3

Sumedha Dasgupta, một nhà phân tích cấp cao của Economist Intelligence Unit nhìn nhận, Ấn Độ có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các lợi thế bao gồm nguồn lao động giá rẻ dồi dào, chi phí sản xuất thấp, cởi mở trong đầu tư, chính sách thân thiện với doanh nghiệp và dân số trẻ với xu hướng mua sắm mạnh mẽ. Những yếu tố này làm cho việc thiết lập một trung tâm sản xuất ở Ấn Độ trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong tương lai.

Tuy nhiên, có một rủi ro mới xuất hiện. Cụ thể, Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết, suy thoái toàn cầu có thể làm giảm triển vọng kinh doanh xuất khẩu của Ấn Độ. Sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất báo hiệu sự căng thẳng trong nền kinh tế lớn thứ ba châu Á hiện tại, khi tăng trưởng đang chậm lại từ quý hai do giá cả gia tăng và chi phí đi vay cao hơn.

Tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ tăng trưởng 6,3% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, thấp hơn một nửa so với mức 13,5% của quý trước. Trong đó, mảng dịch vụ giữ mức tăng trưởng tốt, nhưng tăng trưởng sản xuất lại sụt giảm 4,3%.

Garima Kapoor, chuyên gia kinh tế tại Elara Capital nhận định: "Ngay cả khi các động lực tăng trưởng trong nước về mảng dịch vụ tiếp tục được duy trì mạnh mẽ, thì nhu cầu toàn cầu suy yếu trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt vẫn là rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ".

Có thể bạn quan tâm