Warren Buffett lần đầu tiên rót vốn vào Ấn Độ thông qua Paytm

Mới đây, Warren Buffett đã quyết định rót vốn vào một công ty thanh toán di động hàng đầu ở Ấn Độ, đánh dấu thương vụ đầu tiên của nhà đầu tư huyền thoại tại quốc gia đông dân thứ nhì thế giới.
Warren Buffett lần đầu tiên rót vốn vào Ấn Độ thông qua Paytm

Nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin CNN rằng tập đoàn Berkshire Hathaway của ông Buffett sắp thâu tóm cổ phần trong công ty có tên Paytm. Giá trị của vụ đầu tư này vào khoảng 25 tỷ Rupee, tương đương 360 triệu USD, định giá Paytm ở mức khoảng 10 tỷ USD.

Thị trường công nghệ, đặc biệt là công nghệ thanh toán trên di động, ở Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của nhiều công ty hàng đầu ở Thung lũng Silicon.

Năm ngoái, Google triển khai ứng dụng thanh toán di động Tez ở Ấn Độ. WhatsApp, ứng dụng nhắn tin di động thuộc sở hữu của Facebook, cũng đang thử nghiệm một dịch vụ tương tự ở nước này.

"Sức hút là rất lớn. Thị trường này đang rất cạnh tranh, và các công ty phải cần có số vốn lớn hơn để tồn tại trong một thời gian dài", ông DD Mishra, Giám đốc nghiên cứu thuộc Gartner, phát biểu.

Paytm hiện là một trong những công ty thanh toán trực tuyến lớn nhất Ấn Độ, với hơn 300 triệu người sử dụng.

Người Ấn Độ chuộng sử dụng tiền mặt trong kinh doanh, và hầu hết các giao dịch trong đời sống hàng ngày ở nước này vẫn được thực hiện bằng đồng Rupee dưới dạng tiền giấy và tiền xu. Tuy nhiên, quyết định gây sốc của Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 11/2016 về rút 86% tiền mặt khỏi lưu thông đã tạo ra một cú huých lớn cho những công ty ví điện tử như Paytm. Chỉ trong vòng 1 tháng vào thời điểm đó, Paytm có thêm 10 triệu người đăng ký sử dụng mới.

Ngoài thanh toán trực tuyến, Paytm còn mở một nền tảng bán lẻ trực tuyến có tên Paytm Mall để cạnh tranh với Amazon và Flipkart - công ty thương mại điện tử được Walmart thâu tóm hồi đầu năm nay.

Dân số đông và trẻ của Ấn Độ, với thu nhập khả dụng ngày càng tăng, đưa nước này trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng cho thanh toán trực tuyến và mua sắm trên mạng - theo nhà phân tích Kenny Liew thuộc công ty nghiên cứu Fitch Solutions.

Trước đây, ông Buffett từng bày tỏ sự lạc quan của mình về Ấn Độ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình Ấn Độ vào năm ngoái, vị tỷ phú Mỹ nói thị trường Ấn Độ có tiềm năng "khó tin". "Nếu bạn nói với tôi có một công ty tốt ở Ấn Độ đang được rao bán, tôi sẽ đến đó ngay ngày mai", ông nói.

Một vụ rót vốn bởi "nhà tiên tri xứ Omaha" sẽ thu hút sự chú ý lớn. Trước Berkshire, hai "ông lớn" là hãng thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc và tập đoàn công nghệ SoftBank của Nhật đều đã rót vốn vào Paytm.

"Việc ông Buffett đầu tư vào một công ty công nghệ Ấn Độ là một sự kiện lớn đối với tất cả các startup công nghệ Ấn", giáo sư tài chính Vaidyanathan Krishnamurthy thuộc Trường Kinh doanh Ấn Độ (ISB) nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...