Zara Inditex mua polyester tái chế từ công ty khởi nghiệp của Mỹ

Nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới Zara Inditex, đã đồng ý mua polyester tái chế từ một công ty khởi nghiệp của Mỹ bởi hãng đặt mục tiêu 25% sợi fiber của họ sẽ đến từ các vật liệu "thế hệ mới" vào năm 2030…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ sưu tập Barbie mới của hãng được trưng bày ở cửa hàng tại Mỹ
Bộ sưu tập Barbie mới của hãng được trưng bày ở cửa hàng tại Mỹ

Khi các nhà bán lẻ thời trang khác đang phải đối mặt với áp lực giảm chất thải và sử dụng vải tái chế, Inditex đã chi hơn 70 triệu euro để đảm bảo nguồn cung cấp từ Ambercycle về polyester tái chế được làm từ chất thải dệt.

Giám đốc điều hành Inditex Oscar Garcia Maceiras cho biết, trong vòng 3 năm tới, hãng sẽ mua 70% sản lượng polyester tái chế của Ambercycle, được bán dưới thương hiệu Cycora.

Khoản đầu tư này của công ty, sẽ giúp Ambercycle đầu tư cho nhà máy tái chế dệt may đầu tiên của mình. Việc sản xuất cycora tại nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2025 và chất liệu này sẽ được sử dụng trong các sản phẩm Inditex vào ba năm tới.

Hợp đồng của hãng với Ambercycle đã đánh dấu thoả thuận mới nhất trong một loạt các khoản đầu tư, do Inditex thực hiện vào các công ty khởi nghiệp tái chế dệt may hiện nay.

Năm ngoái, họ đã ký một thỏa thuận 3 năm trị giá 100 triệu euro để mua 30% sợi tái chế do Infinited Fiber Co của Phần Lan sản xuất và cũng đầu tư vào Circ, một công ty khác của Mỹ tập trung vào tái chế dệt thành vải.

Trong một hiệp hội quản lý chất thải quần áo tại Tây Ban Nha, Inditex đã hợp tác với các thương hiệu lớn khác bao gồm H&M và Mango, chuẩn bị cho việc thực thi quy định thu gom riêng rác thải dệt may của Liên minh châu Âu (EU), dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2025.

Ngày 25/10, Zara Athleticz, một thương hiệu thời trang phụ về thể thao dành cho nam giới, đã ra mắt bộ sưu tập giới hạn gồm các sản phẩm đầy phong cách chứa tới 50% cycora. Inditex cho biết bộ sưu tập sẽ có sẵn tại kênh bán hàng trực tuyến Zara.com.

Một số thương hiệu may mặc khác, cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào polyester nguyên chất bằng cách chuyển sang polyester tái chế có nguồn gốc từ chai nhựa. Nhưng thực tế, điều đó đã bị chỉ trích vì nó đã tạo ra nhu cầu hơn về chai nhựa đã qua sử dụng nhiều hơn, đẩy giá lên cao.

Tuy nhiên, việc tái chế polyester đang ở giai đoạn sơ khai và sẽ mất thời gian để đạt được quy mô lớn theo yêu cầu của các thương hiệu thời trang toàn cầu.

Polyester, một sản phẩm của ngành công nghiệp dầu khí, được sử dụng rộng rãi trong đồ thể thao bởi chất liệu khô nhanh và bền.

Có thể bạn quan tâm