8 tỷ phú châu Á trên 90 tuổi đang nắm 125 tỷ USD tài sản

Trong vòng chưa đầy 1 tháng đầu tiên của năm 2018, đã có hai gia tộc vào hàng giàu nhất ở khu vực châu Á báo tin buồn.
8 tỷ phú châu Á trên 90 tuổi đang nắm 125 tỷ USD tài sản

Cuối tuần vừa rồi, tỷ phú Eka Tjipta Widjaja - người buôn dầu cọ từ năm 15 tuổi và xây dựng lên một "đế chế" khổng lồ kinh doanh mặt hàng này ở Indonesia - qua đời ở tuổi 98. Một tuần trước đó, tỷ phú Henry Sy - người bán giày trở thành người giàu nhất Philippines - qua đời ở tuổi 94. Tổng tài sản của hai vị tỷ phú vừa khuất núi này là hơn 16,5 tỷ USD.

Theo hãng tin Bloomberg, các tỷ phú cao tuổi chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Điều này không có gì khó hiểu, bởi việc tích tụ một lượng tài sản khổng lồ thường mất nhiều thời gian.

Trong số 500 tỷ phú giàu nhất thế giới thuộc xếp hạng Bloomberg Billionaires Index, có khoảng 1/5 là những người từ 80 tuổi trở lên, trong đó có 21 người trên 90 tuổi. Trong số các tỷ phú tuổi "cửu thập" này, có 8 vị ở châu Á, sở hữu tổng tài sản 125 tỷ USD.

Thực tế này mở ra một trong những cuộc chuyển giao tài sản có mức độ tập trung cao nhất trong lịch sử.

"Ngày càng có nhiều gia đình nghĩ đến vấn đề chuyển giao", ông Peng Qian, Phó giám đốc Trung tâm Tanoto về nghiên cứu kinh doanh gia đình thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, nhận định. "Chung tôi dự báo nhu cầu dịch vụ quản lý tài sản tư nhân ở khu vực châu Á sẽ rất lớn trong mấy năm tới".

Khi một tỷ phú qua đời, thường có ít nhất 2 cách để giải quyết tài sản của họ: chia tài sản một cách có trật tự, hoặc một cuộc đấu giữa những người thừa kế.

Tỷ phú Sy đã thận trọng chọn cách thứ nhất. Từ 10 năm trước, ông đã chốt kế hoạch chia cổ phần trong tập đoàn SM Investments của mình cho 6 người con. Khi ông qua đời, khối tài sản của ông là 7,2 tỷ USD, nhờ đó tất cả các con ông đều trở thành tỷ phú.

Tỷ phú Lý Gia Thành, người giàu nhất Hồng Kông, cũng đi trước một bước khi chuyển giao quyền điều hành hai tập đoàn CK Hutchinson và CK Asset cho con trai Victor sau khi ông nghỉ hưu vào năm ngoái. Gần đây, Victor đã đưa con gái của ông là Michelle Li, 23 tuổi, vào Hội đồng Quản trị của Chesterfield Realty, một công ty con của CK Hutchinson.

Tuy nhiên, đối với con cháu của nhiều gia đình châu Á siêu giàu khác, những gì đang chờ họ có thể sẽ là một cuộc đấu giành quyền lực và tài sản đầy căng thẳng.

"Ông trùm" sòng bạc Macau Stanley Ho đã chia phần lớn tài sản cho 4 người vợ và 17 người con vào năm 2011 để giải quyết tranh chấp trong gia đình. Tuy nhiên, gia đình họ Ho, đặc biệt con gái lớn của ông Stanley là bà Pansy Ho, vẫn đang ở trong một cuộc tranh giành quyền lực và tài sản chưa có hồi kết.

Theo An Vũ/Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...