Alibaba ra mắt sàn thương mại điện tử tại châu Âu, cam kết hỗ trợ doanh nghiệp địa phương

Công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc, Alibaba nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử của mình ở nước ngoài, với dự định đưa nền tàng Tmall tới châu Âu…

Alibaba sẽ mở rộng một trong những trang web thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc, Tmall, sang châu Âu, chủ tịch Michael Evans cho biết hôm 15/6, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực vươn ra quốc tế của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc.

“Châu Âu là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp có thành phần quốc tế, bao gồm cả doanh nghiệp thương mại quốc tế, kinh doanh trên nền tảng đám mây, hay đặc biệt là kinh doanh hậu cần”, ông Michael Evans nhấn mạnh. 

thương mại điện tử
Chủ tịch Alibaba Michael Evans

Theo chủ tịch Evans tiết lộ, công ty hiện đang thực hiện một dự án thí điểm ở Tây Ban Nha và từ đó sẽ mở rộng khắp châu Âu.

“Các bạn sẽ thấy Tmall mà chúng tôi có ở Trung Quốc cũng sẽ có ở châu Âu. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ phục vụ các thương hiệu địa phương và người tiêu dùng địa phương tại thị trường địa phương,” ông Michael Evans cho biết tại hội nghị Viva Tech ở Paris, Pháp.

Tại Trung Quốc, Tmall là một trang web và ứng dụng của Alibaba tập trung chủ yếu vào việc bán các thương hiệu nước ngoài cho người tiêu dùng Trung Quốc.

Ra mắt Tmall ở châu Âu phản ánh sự thay đổi đáng kể trong chiến lược của Alibaba đối với các hoạt động thương mại điện tử quốc tế. 

Mặc dù các nỗ lực “quốc tế hoá” của Alibaba trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến không phải là mới, nhưng từ trước đến nay nó chủ yếu tập trung vào một trang web mang tên AliExpress. Tuy nhiên, AliExpress chủ yếu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang phương Tây, với sản phẩm có mức giá bình dân hơn nhưng thời gian giao hàng thường lâu các đối thủ khác.

Tuy nhiên, theo như gợi ý của ông Michael Evans, phiên bản Tmall ở châu Âu sẽ tập trung vào việc bán các thương hiệu địa phương cho người mua sắm địa phương. Không rõ liệu Tmall có được hợp nhất theo bất kỳ hình thức nào khác với AliExpress hay không.

thương mại điện tử

Thông báo mới nhất được đưa ra chỉ hơn hai tháng sau khi Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, công bố kế hoạch chia doanh nghiệp của mình thành sáu đơn vị, với mục tiêu trao cho mỗi đơn vị nhiều quyền tự chủ và quyền ra quyết định nhanh hơn. 5 trong số 6 đơn vị sẽ có CEO và hội đồng quản trị riêng, cũng như khả năng huy động vốn từ bên ngoài và tiến hành IPO.

Trong khi đó, Bloomberg gần đây đã báo cáo Alibaba có thể đang cân nhắc IPO tại Mỹ cho một đơn vị thương mại điện tử của mình. Công ty được cho là đang trong giai đoạn đầu xem xét việc niêm yết, mặc dù quy mô của đợt IPO vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, sau khi được yêu cầu bình luận, Alibaba dường như phủ nhận báo cáo và cho biết hiện tại không có kế hoạch IPO. 

Một trong sáu doanh nghiệp độc lập của Alibaba được gọi là Tập đoàn thương mại Taobao Tmall, tập trung vào hai sản phẩm thương mại điện tử chính tại Trung Quốc là Taobao và Tmall. Nhưng Alibaba cũng có một đơn vị Thương mại Kỹ thuật số Toàn cầu tập trung vào việc thúc đẩy thương mại điện tử của công ty ra nước ngoài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…