Alibaba Group bắt đầu cuộc tái cơ cấu lớn nhất lịch sử, chia tách thành 6 đơn vị

Các đơn vị kinh doanh mới sẽ linh hoạt trong việc huy động vốn từ bên ngoài và có khả năng tìm kiếm các đợt phát hành IPO của riêng mình...

Alibaba Group mới đây đã công bố kế hoạch tách hoạt động kinh doanh của mình thành sáu đơn vị riêng biệt. Động thái này hứa hẹn sẽ định hình lại hoàn toàn tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc mà tỷ phú Jack Ma đã thành lập gần 25 năm trước.

Sáu đơn vị kinh doanh mới được thành lập sẽ gồm: Cloud Intelligence Group, Taobao Tmall Commerce Group, Local Services Group, Cainiao Smart Logistics, Global Digital Commerce Group và Digital Media and Entertainment Group.

Alibaba Group
6 đơn vị kinh doanh mới của Alibaba.

Tập đoàn cho biết mỗi đơn vị kinh doanh sẽ được giám sát bởi giám đốc điều hành và ban giám đốc riêng. Bên cạnh đó, năm trong số các sáu công ty mới cũng sẽ linh hoạt trong việc huy động vốn từ bên ngoài và có khả năng tìm kiếm các đợt phát hành IPO của riêng mình, một tuyên bố của tập đoàn cho thấy. 

Với cuộc cải tổ này, Alibaba dường như đang học hỏi từ các công ty công nghệ Mỹ như Google, vốn được tái cơ cấu thành Alphabet. Theo Alibaba, mục tiêu trọng tâm của họ là xây dựng các công ty linh hoạt hơn để cuối cùng có thể mở ra nhiều giá trị hơn cho các nhà đầu tư.

“Sự chuyển đổi này sẽ giúp cho tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi trở nên linh hoạt hơn, nâng cao khả năng ra quyết định và cho phép phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường", ông Daniel Zhang, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Tập đoàn Alibaba, cho biết trong một email gửi nhân viên.

Các nhà đầu tư đã tỏ ra vui mừng trước thông tin này, khiến cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba tăng hơn 10% trong giao dịch ngày 28/3. 

Thông báo về việc thực hiện kế hoạch tái cấu trúc lớn như vậy tại một trong những doanh nghiệp mang tính biểu tượng nhất của Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi nhà sáng lập Jack Ma xuất hiện trước công chúng. Đây cũng trùng vào thời điểm chính phủ Bắc Kinh báo hiệu rằng áp lực pháp lý đối với ngành công nghiệp internet có thể sắp kết thúc.

Ông Jack Ma, từng là một tỷ phú có tiếng nói tại quốc gia tỷ dân, gần đây trở nên khá kín tiếng sau khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu lệnh trấn áp đối với ngành công nghệ của nước này. 

Bản thân ông Jack Ma đã từ chức Giám đốc điều hành của Alibaba vào năm 2013 và thôi giữ vai trò chủ tịch điều hành vào năm 2019.

Vào tháng 11/2020, Ant Group - một chi nhánh tài chính của Alibaba - đã buộc phải rút lại kế hoạch phát hành IPO trị giá gần 37 tỷ USD của mình vào phút cuối sau bài phát biểu có phần gay gắt của ông Jack Ma về các bộ máy chính quyền.

Vào năm 2021, Alibaba cũng phải đối mặt với một khoản tiền phạt kỷ lục từ cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc. Cổ phiếu của Alibaba đã sụt giảm nghiêm trọng trong khoảng thời gian đó, với việc công ty mất khoảng 75% giá trị thị trường kể từ mức đỉnh vào tháng 10/2020. 

Sau hai năm “sóng gió”, Alibaba hiện nay đã dần lấy lại được vị thế của mình. Ant Group cũng đã giành được sự chấp thuận cho việc mở rộng vốn cho đơn vị tài chính tiêu dùng và chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng rộng rãi một thông điệp thân thiện hơn với doanh nghiệp. 

Xem thêm

Người kế nhiệm Jack Ma: Tại sao lại là Daniel Zhang?

Người kế nhiệm Jack Ma: Tại sao lại là Daniel Zhang?

Để có được vị trí như ngày hôm nay, đương nhiên Alibaba là nơi quy tụ của rất nhiều nhân tài. Sự lựa chọn ông Daniel Zhang sẽ kế vị vị trí của Jack Ma đã gây bất ngờ lớn khi trước đó có hai cái tên sá
IPO thất bại, CEO Ant Group Trung Quốc từ chức

IPO thất bại, CEO Ant Group Trung Quốc từ chức

Giám đốc điều hành Ant Group do tỷ phú Jack Ma hậu thuẫn, Simon Hu đã bất ngờ từ chức trong bối cảnh công việc kinh doanh của “gã khổng lồ công nghệ” phải điều chỉnh theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…