Amazon khó phát triển tại Singapore vì nước này quá bé?

Trung tâm thương mại hay các cửa hàng mọc lên như nấm ở khắp nơi, thậm chí có nhiều trung tâm thương mại phải thu hẹp hoạt động sau khi mở rộng quá nhiều trước đó.
Amazon khó phát triển tại Singapore vì nước này quá bé?

Khi mà Amazon đang cố gắng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á bằng những bước tiến đầu tiên vào thị trường Singapore, hãng bán lẻ trực tuyến lớn của thế giới này đang đối diện với nhiều thử thách.

Người Singapore quá thích mua sắm ở các trung tâm thương mại và trước Amazon đã có quá nhiều đối thủ “đáng gờm” vào thị trường.

Vào tháng Bảy năm nay, Amazon đã bắt đầu cho sự hiện diện của mình bằng lời hứa giao hàng trong hai giờ dành cho những tài khoản mua hàng thuộc diện được ưu tiên, tuy nhiên đã có không ít vụ việc giao hàng chậm.

Ban đầu, công ty nào hẳn cũng có khó khăn, thế nhưng nếu tính đến cả chất lượng dịch vụ được đặt trên website của Mỹ - thị trường bán lẻ mà Amazon đã thống trị nhiều năm, Amazon vẫn không thể cạnh tranh được với Lazada hay Alibaba.

Đối với những người dân đảo quốc Singapore, trung tâm thương mại hay các cửa hàng mọc lên như nấm ở khắp nơi, thậm chí có nhiều trung tâm thương mại phải thu hẹp hoạt động sau khi mở rộng quá nhiều trước đó.

Tất nhiên, nhiều nhà bán lẻ khẳng định rằng sự tăng trưởng chững lại của doanh số có nguyên nhân từ việc kinh tế Singapore tăng trưởng chậm lại và mua sắm trực tuyến tăng lên. Lý do thứ nhất có thể chấp nhận được tuy nhiên lý do thứ hai hoàn toàn không hợp lý.

Số liệu của Euromonitor cho thấy trong năm ngoái, chỉ 4,6% hoạt động trên thị trường bán lẻ Singapore diễn ra trên mạng trong khi đó tỷ lệ tương đương tại Anh và Mỹ lần lượt đạt 15% và 10%.

“Singapore có diện tích quá nhỏ, chính vì vậy, người dân ở đây coi việc đi mua sắm là một thú vui khó bỏ”, chuyên gia quản lý quỹ tại Amundi Asset Management, ông Chan Hock Fai, nhận xét. Thị trường bán lẻ Singapore đồng thời cũng đã phát triển đến mức độ cao so với thị trường bán lẻ nhiều nước mới nổi khác.

Tính toán của Google và Temasek Holdings cho thấy quy mô ngành bán lẻ Đông Nam Á đến năm 2025 có thể đạt ước khoảng 88 tỷ USD. Tại châu Á, dù Amazon đã có vị thế vững chắc tại Nhật, nhưng tại Trung Quốc, Amazon đã phải chấp nhận rút lui để nhường thị trường cho Alibaba và JD.com.

Amazon hiện vẫn đang ưu tiên phát triển thị trường Ấn Độ, CEO của hãng, ông Jeff Bezos, đã cam kết sẽ đầu tư 5 tỷ USD để phát triển thị trường này và đánh bật đối thủ địa phương Flipkart Online Services. Sắp tới, Amazon nhiều khả năng sẽ tiến vào thị trường Australia.

Dù bước đầu không thành công nhưng Amazon vẫn đang kỳ vọng rất nhiều vào việc phát triển thị trường Singapore: “Chúng tôi đã mở dịch vụ Prime Now tại hơn 50 thành phố trên khắp chín nước và Singapore hiện là thị trường ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi rất hào hứng đón nhận phản ứng từ phía khách hàng.”

Bước đầu, Amazon đã đón nhận một số phản ứng khá tốt từ phía khách hàng. Cô Jin Yan Ang, một trong những khách hàng đầu tiên của Amazon, cho biết cô đã quyết định mua máy quay Go-Pro qua Amazon để dành cho kỳ nghỉ của mình. Sau đó cô còn mua thêm rượu và nhiều đồ nhu yếu phẩm khác.

Tại Singapore, Lazada hiện đã phát triển quá mạnh, Lazada cung cấp hơn 30 triệu loại mặt hàng trong khi đó Amazon chỉ có vài nghìn sản phẩm. Hiện nay mỗi tháng Lazada có đến 6,6 triệu khách hàng thường xuyên, số lượng các đơn đặt hàng trong năm 2017 đã tăng gấp đôi so với năm 2016.

“Tiềm năng thương mại điện tử phát triển mạnh ở Singapore là khá lớn. Hoạt động mua sắm ở đây tất nhiên bị cản trở nhiều bởi có quá nhiều trung tâm thương mại, tuy nhiên vẫn có nhiều người khác thích mua sắm trên mạng, chúng tôi tin chúng tôi vẫn đang phát triển đúng hướng ở Singapore”, CEO của Lazada ở Singapore, ông Alexis Lanternier, nhận định.

Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử tại Singapore còn vướng phải rào cản khác. Người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến ở nước này đã quen với việc mua hàng và vận chuyển trực tiếp từ Mỹ, Trung Quốc và nhiều thị trường khác.

Hãng bán lẻ trực tuyến Lazada mới đây cũng đã hợp tác với công ty bất động sản Capital Land. Họ cho phép người tiêu dùng đặt hàng trực tuyến và sau đó nhận món hàng ở một trung tâm thương mại gần nhất. Điều này đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm thực tế.

Mới đây, Amazon đã dùng 13,7 tỷ USD để thâu tóm công ty thực phẩm sạch WholeFoods. Tại Ấn Độ, Amazon cũng bỏ ra 5 tỷ USD để mua cổ phần tại Shopper Stop với kế hoạch mở thêm các điểm trải nghiệm sản phẩm cho người tiêu dùng thích mua đồ trực tuyến. Vẫn còn lý do để hy vọng vào sự phát triển của Amazon tại châu Á.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…