American Airlines đầu tư vào máy bay phản lực siêu thanh

American Airlines đang đặt cược cho tương lai với máy bay phản lực siêu thanh, mang lại trải nghiệm tốc độ nhanh gấp đôi so với máy bay thương mại hiện tại.
American Airlines đầu tư vào máy bay phản lực siêu thanh

American Airlines mới đây đã đặt cọc cho tối đa 20 máy bay phản lực siêu thanh với tùy chọn mua thêm 20 chiếc nữa, nhưng từ chối chia sẻ các điều khoản tài chính của thỏa thuận. 

Tuy nhiên, mọi việc còn phụ thuộc vào việc liệu công ty ​​chế tạo máy bay phản lực siêu thanh, Boom Supersonic, có thể thực hiện tốt những lời hứa của mình hay không. Boom Supersonic hiện đang phát triển một loại máy bay phản lực siêu thanh có tên là Overture mà công ty cho biết sẽ có thể chở 65 đến 80 hành khách với tốc độ gần gấp đôi tốc độ âm thanh. Nhưng chiếc máy bay phản lực siêu thanh này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Boom Supersonic gần đây đã tiết lộ một phiên bản "tinh chỉnh" của chiếc máy bay, hoàn thành một số thử nghiệm trong đường hầm gió. Công ty vẫn chưa thực hiện các chuyến bay thử nghiệm chính thức nhưng những chiếc máy bay được sản xuất đầu tiên dự kiến ​​sẽ được tung ra thị trường vào năm 2025, theo một thông cáo báo chí.

boom supersonic

Overture gợi cho chúng ta nhớ đến Concorde, chiếc máy bay phản lực siêu thanh cực nhanh - và cực kỳ đắt tiền - đã đưa hành khách bay qua Đại Tây Dương với giá lên tới 10.000 USD/chỗ ngồi. Concorde, đáng chú ý, đã ngừng hoạt động vào năm 2003 vì tính kinh tế không khả thi. Chiếc máy bay phản lực ngốn một lượng lớn nhiên liệu và quá ồn để bay trên đất liền vì tốc độ cao sẽ tạo ra những tiếng nổ chói tai, khiến nó đã bị loại khỏi các chuyến bay xuyên đại dương, như tuyến bay nổi tiếng từ London đến New York.

Các chuyên gia cho biết các loại máy bay phản lực siêu thanh như Concorde không có khả năng thu lại lợi nhuận, một phần bởi vì những phương tiện này cần tìm đủ lượng khách hàng sẵn sàng “chịu chi” cho mức giá vé cao gấp 6-7 lần trung bình.

Nhưng tất nhiên, những khó khăn này vẫn không ngăn được Boom Supersonic, American Airlines và United Airlines - hãng hàng không đã công bố kế hoạch mua tới 15 máy bay phản lực vào năm ngoái - bỏ tiền mặt và sức mạnh tiếp thị vào kế hoạch hồi sinh du lịch hàng không siêu thanh.

boom supersonic

Boom Supersonic cho biết các máy bay phản lực của họ có thể đi vào hoạt động thương mại vào năm 2029 và mặc dù chúng sẽ không thể đạt tốc độ tối đa trên đất liền, chúng vẫn có thể di chuyển nhanh hơn 20% so với các máy bay hiện tại, công ty tuyên bố. “Bay từ Miami đến London chỉ trong vòng chưa đầy năm giờ và từ Los Angeles đến Honolulu trong ba giờ là một trong số rất nhiều khả năng,” Boom Supersonic tuyên bố.

Nhưng những chiếc máy bay này sẽ cần phải nhận được sự phê duyệt từ các cơ quan quản lý quốc tế và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ, cơ quan quản lý các hãng hàng không thương mại. Và không rõ khi nào hoặc liệu điều đó có được thông qua hay không?

Sau thất bại kinh tế của Concorde, cả các hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay nói chung đều chuyển sang tập trung vào hiệu quả cao hơn chứ không phải tốc độ. Ví dụ, Boeing đã từ bỏ kế hoạch sản xuất máy bay phản lực siêu thanh như Sonic Cruiser vào đầu những năm 2000 và chuyển trọng tâm sang phát triển một loại máy bay phản lực jumbo nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu, 787 Dreamliner. (Tất nhiên, 787 cũng có những vấn đề riêng.)

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cũng đã thể hiện sự quan tâm đến việc hồi sinh máy bay phản lực siêu thanh. FAA tuyên bố trên trang web của mình rằng họ hiện đang làm việc để thiết lập các quy tắc mới về đường bay riêng dành cho các loại máy bay như vậy, bao gồm cả mức độ tiếng ồn cho phép trên đất liền. Và NASA đã đầu tư phát triển một loại máy bay phản lực siêu thanh "yên tĩnh", được gọi là X-59, với hy vọng sớm đưa công nghệ đó sang lĩnh vực thương mại. Nhưng ngay cả nguyên mẫu đầu tiên vẫn chưa được cất cánh, và cuộc thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Xem thêm

Volkswagen ra mắt nguyên mẫu máy bay không người lái đầu tiên

Volkswagen ra mắt nguyên mẫu máy bay không người lái đầu tiên

Khi các nhà sản xuất ô tô lâu đời khác như XPeng và Aston Martin tiết lộ tham vọng bước vào thế giới hàng không, Volkswagen cũng lần đầu tiên “mạo hiểm” với lĩnh vực này khi cho ra mắt của một nguyên mẫu máy bay không người lái tân tiến nhất.

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...