Án phạt "kinh hồn" hơn 30,7 ngàn tỉ đồng cho công ty vắc-xin Trung Quốc

Hôm 16/10, hãng tin AP cho biết một công ty vắc-xin phòng bệnh dại của Trung Quốc đã bị phạt 9,1 tỉ nhân dân tệ ( hơn 1,3 tỉ USD, tức hơn 30,7 ngàn tỉ đồng) vì có dấu hiệu sai lệch trong hồ sơ sản xuấ
Án phạt "kinh hồn" hơn 30,7 ngàn tỉ đồng cho công ty vắc-xin Trung Quốc

Theo AP, công ty nói trên được xác định là Changchun Changsheng Life Sciences (CCLS). Hồi tháng 7, công ty này bị đình chỉ hoạt động sản xuất, đồng thời bị tước giấy phép sản xuất vắc-xin và một số loại dược phẩm khác.

Thời điểm đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết CCLS "vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh". Ông Lý cũng ra lệnh kiểm tra các nhà sản xuất vắc-xin trên toàn quốc.

Động thái trên xảy ra trong bối cảnh hàng loạt cái chết và thương tích do tình trạng thuốc, sữa, đồ chơi… bị làm giả hoặc có chất lượng kém kích động làn sóng phản đối dữ dội của người dân đại lục.

Mặc dù không có trường hợp nào bị thương hoặc tử vong do sử dụng vắc-xin của CCLS được ghi nhận song nhà chức trách Trung Quốc vẫn ra lệnh thu hồi các sản phẩm của công ty này tại thị trường Trung Quốc và nước ngoài.

Ngoài số tiền phạt 9,1 tỉ nhân dân tệ, giám đốc điều hành cùng 14 quản lý của CCLS đã bị bắt hồi tháng 7 sau khi chính quyền phát hiện hồ sơ sản xuất của công ty bị làm giả từ đầu năm 2014.

Thông báo hôm 16/10 của Cục Quản lý Dược phẩm Trung Quốc chỉ ra rằng CCLS sử dụng vật liệu hết hạn, các lô sản phẩm không đồng nhất và không kiểm tra đúng quy trình. Cục này cho biết thêm công ty còn hủy hồ sơ để che giấu hành vi sai trái.

Hiện chưa rõ CCLS có bị truy tố trách nhiệm hình sự hay không.

Theo NLD

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...