ARM chấm dứt hợp tác: Cú “knock out” dành cho Huawei?

Các chính sách cấm vận đối với Huawei không chỉ dừng lại trong phạm vi nước Mỹ mà đã “vượt biên” sang các nước khác khi mới đây, Huawei bị đối tác ARM có trụ sở tại Anh chấm dứt hợp tác kinh doanh.
ARM chấm dứt hợp tác: Cú “knock out” dành cho Huawei?

Đây là động thái của hãng thiết kế cấu trúc chip ARM nhằm hưởng ứng các lệnh hạn chế thương mại do Mỹ đặt ra.

Trước đó, công ty sản xuất chip Infineon Technologies của Đức cũng ngưng giao các lô hàng đến Huawei.

Theo BBC, ARM đã yêu cầu các nhân viên tạm dừng tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các điều khoản hỗ trợ và bất kỳ cam kết nào trong lúc chờ xử lý với Huawei và các công ty con có trong danh sách đen của chính phủ Mỹ.

"Mặc dù, công ty có trụ sở tại Anh nhưng ARM vẫn có nhiều công nghệ từ Mỹ. Như vậy, động thái này của ARM cho thấy chính sách cấm vận của chính quyền Donald Trump đã vượt ra khỏi phạm vi nước Mỹ.

Những năm gần đây, Huawei gặt hái được thành công khi liên tục tung ra dòng chipset có hiệu năng tương đương với Qualcomm. Thậm chí họ còn là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới làm ra SoC di động trên tiến trình 7 nm. 

Những thành công trên là nhờ vào sự hợp tác giữa Huawei và ARM. Việc đình chỉ kinh doanh với Huawei của ARM khiến tương lai của hãng điện thoại Trung Quốc có thể đi vào ngõ cụt. Từ sau lệnh cấm này, Huawei sẽ không thể sản xuất bất kỳ con chip nào trên cấu trúc ARM nữa. Họ phải tái thiết kế lại con chip và việc này khá mất thời gian lẫn nguồn lực.

Như vậy, Huawei sẽ khó có thể làm được smartphone khi cả hệ điều hành và con chip đều không được cấp phép.

ARM có tên trước đây là Advanced RISC Machine. ARM Holdings phát triển kiến trúc và cấp phép cho các công ty khác sản xuất chip xử lý ‍bao gồm các SoC và các mô-đun hệ thống (SoM) kết hợp bộ nhớ, giao diện, radio. Ngoài ra, ARM cũng có thể thiết kế các lõi thực hiện tập lệnh và cấp phép cho hãng khác sử dụng.

“Đây giống như một cú knock out dành cho Huawei. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất chip ARM của Huawei”, một chuyên gia phân tích kỹ thuật giấu tên nói với BBC.

Cấu trúc ARM được xem là tốt nhất hiện nay về khả năng tiết kiệm năng lượng và hiệu suất xử lý. Chính điều này đã đẩy Intel, nhà sản xuất chip PC lớn nhất thế giới, đối thủ cạnh tranh mảng chip di động của ARM vào cõi chết. Ba năm trước, vì không cạnh tranh được với ARM, Intel buộc phải sa thải 12.000 nhân viên mảng di động và chấp nhận gia công cho đối thủ.

Có thể bạn quan tâm

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…