Báo phương Tây: S-400 đe dọa ưu thế thống trị bầu trời của Mỹ, chấm dứt “cách mạng màu”

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận lô hàng thứ 8 của hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố: “Đây là hệ thống phòng không tốt nhất thế giới, chúng tôi hy vọng sẽ sản xuất
Báo phương Tây: S-400 đe dọa ưu thế thống trị bầu trời của Mỹ, chấm dứt “cách mạng màu”

Trang Military Watch Magazine đăng tải một bài viết, dự đoán sự lan tỏa của hệ thống S-400 và sự thay đổi cán cân quyền lực mà hệ thống này mang lại cho toàn cầu”. Bài viết bình luận về số lượng quốc gia khách hàng và nguy cơ của S-400 đối với quyền lực phương Tây.

Hệ thống tên lửa đất đối không Nga S-400 lần đầu tiên được đưa vào trực chiến tháng 04.2007 với nhiệm vụ bảo vệ khu vực Moscow, sau đó là các đơn vị triển khai trên địa bàn cả nước.

Hệ thống tên lửa Triumf được phép xuất khẩu vào đầu những năm 2010, S-400 trở thành vũ khí thu hút sự quan tâm rất lớn của nước. Một số quốc gia nỗ lực đàm phán để mua trực tiếp hệ thống này, nhiều quốc gia khác muốn mua công nghệ để tích hợp vào các hệ thống có sẵn.

Thổ Nhĩ Kỳ nhận được các lô hàng S-400 đầu tiên từ ngày 12.07.2019, trở thành quốc gia thứ năm sở hữu hệ thống S-400, và là quốc gia thứ bảy triển khai công nghệ S-400 trong quân đội đất nước mình.

Hiện, các nước có trong biên chế hệ thống S-400 là Nga, Trung Quốc, Belarusia và Algeria. Đây đều là các quốc gia đã có truyền thống 40 sử dụng các hệ thống tên lửa của Liên Xô – Nga. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên sở hữu hệ thống tên lửa phòng không Nga.

Hai quốc gia mua công nghệ S-400 và tích hợp trong các hệ thống tên lửa khác. Đó là Hàn Quốc phát triển hệ thống tên lửa phòng không M-SAM (Cheolmae-2) trên những công nghệ mua từ Nga, và chuẩn bị tích hợp các công nghệ này vào các hệ thống phòng không chiến hạm.

Ai Cập cũng sở hữu các công nghệ tương tự khi mua hệ thống S-300V4, đây cũng là quốc gia duy nhất nhập khẩu tổ hợp tên lửa này. S-300V4 là hệ thống tên lửa mới hơn và phần nào tinh vi hơn so với S-400. Hệ thống này chuyên sâu phòng thủ chống tên lửa hành trình và có tính cơ động cao hơn S-400.

Nhiều quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch mua sắm hệ thống S-400 Triumf trong tương lai gần, nhằm tăng cường năng lực phòng không. Tháng 10.2018, Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 5,43 tỷ USD với Nga, mua năm trung đoàn S-400, việc chuyển giao sẽ bắt đầu vào năm 2020.

Ả rập Xê út hiện đang đàm phán với Nga để mua hệ thống S-400, và dự kiến ​​sẽ triển khai vào năm 2025. Các quốc gia khách hàng tiềm năng khác là  Iran, Iraq, Morocco, Việt Nam và Qatar cũng được cho là có tiềm năng mua sắm các hệ thống này. 

Các chuyên gia quân sự cũng suy đoán, Triều Tiên đã triển khai một số công nghệ S-400 trong hệ thống tên lửa phòng không KN-06, có khả năng được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Nga. Hệ thống này khá giống với S-400 và được thử nghiệm chỉ một năm sau khi hai nước ký thỏa thuận hợp tác phòng không và tình báo. 

Sự phổ biến của hệ thống phòng không S-400 Triumf được truyền thông Mỹ và châu Âu đánh giá là mối đe dọa chính đối với lợi ích phương Tây. Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga có doanh thu tương đối lớn, và các hệ thống S-400 Triumf này sẽ hạn chế quyền lực thống trị bầu trời của Mỹ và các quốc gia châu Âu đối với các nước thuộc thế giới thứ 3. 

Nga bị các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt từ năm 2014, liên tục bị siết chặt nhiều lần. Những biện pháp ngăn chặn bán vũ khí của Nga nhằm mục tiêu gây thêm áp lực lên nền kinh tế đất nước này. Các hành động trừng phạt cũng nhằm giảm thiểu những quỹ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến trong tương lai của Nga. 

Sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới đối với hệ thống phòng không S-400 Triumf đã làm suy yếu nghiêm trọng những nỗ lực đó. Hơn thế nữa, khả năng đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo và hành trình, các máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm cả máy bay tàng hình của S-400 đã trở thành thách thức nghiêm trọng đối với các phương tiện tấn công đường không của phương Tây, vốn thường xuyên được sử dụng cho các chiến dịch can thiệp quân sự vào các nước có chủ quyền.

Khi đã sở hửu S-400 Triumf, một quốc gia có thể tự mình tạo ra một không phận chống truy cập, ngăn chặn tiếp xúc AD/2A, điều đó khiến các biện pháp tấn công bằng tên lửa hành trình, áp đặt vùng cấm bay sẽ không còn tác dụng. Có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho “cách mạng màu” đối với các quốc gia sở hữu S-400.

Tướng Joseph Votel bày tỏ mối quan ngại như vậy khi phát biểu trước Ủy ban Quân bị Hạ viện Mỹ năm 2018, nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ mất khả năng thống trị bầu trời trên vùng Trung Đông. Các nước châu Á Thái Bình Dương, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể hình thành vùng chống tiếp cận các máy bay phương Tây, từ eo biển Đài Loan đến bán đảo Triều Tiên và có thể xa hơn nữa nhờ hệ thống S-400. Điều đó có nghĩa, trong vài chục năm tới, không phận mà không quân Mỹ có thể thống trị sẽ giảm thiểu đáng kể.  

Military Watch Magazine

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…