Bất ngờ về một thế hệ doanh nhân tại Triều Tiên

Triều Tiên có vẻ là một vùng đất “cằn cỗi” với các doanh nhân. Nhưng bất chấp khó khăn trăm bề, đất nước vẫn sản sinh ra một thế hệ doanh nhân.
Bất ngờ về một thế hệ doanh nhân tại Triều Tiên

Triều Tiên có vẻ là một vùng đất “cằn cỗi” với các doanh nhân. Nhưng bất chấp khó khăn trăm bề, đất nước vẫn sản sinh ra một thế hệ doanh nhân, ngay cả trước khi hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore giữa ông Kim Jong Un và ông Donald Trump diễn ra vào tuần trước, điều có thể giúp nâng cao triển vọng kinh tế cho đất nước.

Theo Bloomberg, Triều Tiên có một trang web thương mại điện tử tên là Manmulsang - có nghĩa là cửa hàng mọi thứ, và Okryu, một dịch vụ mua sắm di động. Ngoài ra còn có một ứng dụng định vi, Gildongmu 1.0.

Để gầy dựng những công ty này, người sáng lập cần phải vượt qua một số trở ngại bất thường. Cách duy nhất để khách hàng có được các ứng dụng điện thoại thông minh mới, ví dụ, là đi đến một cửa hàng truyền thống và tải chúng xuống.

Tuy nhiên, Triều Tiên đã cho phép hàng ngàn công dân học kinh kinh doanh. Choson Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận, đã đào tạo hơn 2.000 người Triều Tiên ở đất nước của họ và ở Singapore trong thập kỷ qua.

Ian Collins, một giảng viên người Úc tại Choson Exchange, tổ chức một hội thảo bốn ngày cho 80 người ở Bình Nhưỡng, vào tháng 11 năm ngoái. Các sinh viên của ông đã học cách phát triển các mô hình kinh doanh và đưa ra bài giới thiệu ba phú cho các ý tưởng kinh doanh của họ. Cái khó ló cái khôn. Một số sinh viên đã đưa ra các sản phẩm di động dựa vào năng lượng mặt trời. Một nhóm khác đã đề xuất các bảng taekwondo có thể bị đập vỡ rồi lắp lại hơn 100 lần. "Họ có lẽ là những người háo hức, háo hức nhất mà tôi từng nói," Collins nói.

Giao dịch thương mại tại Triều Tiên.

Các sinh viên hàng đầu theo học tại các trường đại học hàng đầu của đất nước như Đại học Kim Il Sung và Đại học Công nghệ Kim Chaek, nơi họ học những kiến thức bản về khoa học máy tính mặc dù truy cập internet bị hạn chế. Họ thường xuyên giành giải thưởng trong các cuộc thi lập trình quốc tế.

Jim Rogers, nhà đầu tư kỳ cựu và chủ tịch của Rogers Holdings, đã choáng váng khi thấy những thay đổi đang diễn ra ở Triều Tiên. Bất ngờ lớn nhất của ông là trong một chuyến viếng thăm một thị trường ồn ào ở thành phố Rason của Triều Tiên cách đây vài năm, nơi hàng trăm gian hàng bán các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới.

Ông nói: "Triều Tiên ngày nay giống như Trung Quốc đầu những năm 1980. Nước này có tất cả các dấu hiệu - một thị trường chợ đen đang phát triển và những điều mới mẻ đang diễn ra. Tất cả những điều này thường dẫn đến một tương lai rất thú vị”.

Sau nhiều năm cấm điện thoại di động hoặc chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng, Triều Tiên bắt đầu cho phép sử dụng điện thoại rộng rãi trong những năm gần đây. Có khoảng 4 triệu người sử dụng điện thoại di động và điện thoại thông minh ở nước này vào năm 2017, tương đương khoảng 1/6 dân số, theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul.

Theo một người làm việc lâu năm tại Triều Tiên, người dân nước này cũng háo hức muốn tiến lên phía trước như Hàn Quốc.

Dưới thời ông Kim Jong Un, một thế hệ doanh nhân đã xuất hiện, Kim Young-hui, một người đang theo học tại Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cho hay. Được biết đến với cái tên “donju” hoặc những người nắm giữ tiền, nhưng doanh nhân này đầu tư vào các nhà máy sản xuất mọi thứ từ thực phẩm đến đạn dược và sự kết hợp vốn và bí quyết đã giúp cho tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên tăng tốc.

John Kim, một nhà đầu tư mạo hiểm người đã giảng dạy cho người Triều Tiên, nói rằng các sinh viên rất háo hức muốn tìm hiểu về mô hình kinh tế ở Singapore.

Rogers, nhà đầu tư người Mỹ, nói rằng nỗ lực của ông Kim Jong Un nhằm chấm dứt thế cô lập của đất nước đã thôi thúc những nhà đầu tư như ông tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Triều Tiên.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…