Biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed: Cần tăng lãi suất, nhưng ở tốc độ chậm hơn

Biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed cho thấy sự bất đồng giữa các thành viên, với một số người tin rằng lãi suất cần tăng hơn nữa khi lạm phát vẫn ở mức cao…
Biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed: Cần tăng lãi suất, nhưng ở tốc độ chậm hơn

Theo biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố hôm 5/7, hầu hết tất cả các thành viên Fed đều chỉ ra khả năng phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, nhưng sẽ ở tốc độ chậm hơn so với lộ trình được thực hiện kể từ đầu năm 2022 đến nay. 

Các nhà hoạch định chính sách đã quyết định tạm ngừng tăng lãi suất vào tháng 6, trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Trích dẫn tác động chậm trễ của chính sách và các mối quan tâm khác, Fed nhận thấy rằng họ có thể “tạm nghỉ” sau khi đã ban hành 10 lần tăng lãi suất liên tiếp.

Bên cạnh đó, quyết định nhất trí giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6 sẽ cho phép họ có thêm thời gian để đánh giá tiến độ của nền kinh tế đối với các mục tiêu của Ủy ban về việc ổn định giá cả và hạ nhiệt lạm phát. 

Tuy nhiên, biên bản cũng phản ánh một số bất đồng nhỏ giữa các thành viên. Theo các tài liệu được công bố sau phiên họp ngày 13-14/6 vừa qua, 16 trong số 18 người tham gia cuộc họp dự kiến rằng sẽ cần tới ít nhất một lần tăng lãi suất trong năm nay trong khi có 12 người dự kiến thêm hai hoặc nhiều đợt tăng hơn nữa.

“Những người ủng hộ mức tăng 0,25 điểm phần trăm lưu ý rằng thị trường lao động vẫn rất chặt chẽ, động lực trong hoạt động kinh tế mạnh hơn dự đoán trước đó và có rất ít dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đường quay trở lại mục tiêu 2%. Mặc dù vậy, nhiều quan chức cũng đánh giá rằng, sau khi nhanh chóng thắt chặt chính sách vào năm ngoái, việc giảm bớt tốc độ là phù hợp để có thêm thời gian quan sát xu hướng, tác động của chính sách đối với nền kinh tế”, biên bản cho biết.

Kể từ cuộc họp, các nhà hoạch định chính sách hầu hết đều mắc kẹt với quan điểm rằng họ không muốn nhượng bộ quá nhanh trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong bài phát biểu trước Quốc hội một tuần sau cuộc họp ngày 13-14/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn nhận định rằng ngân hàng trung ương còn một chặng đường dài phía trước để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. 

Ông Powell cũng nhấn mạnh về sự thống nhất giữa 18 thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, chỉ ra rằng tất cả đều thấy khả năng lãi suất sẽ duy trì ít nhất là ở mức hiện tại cho đến cuối năm và phần lớn kỳ vọng có thêm các đợt tăng lãi suất khác.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến do dự ở các thành viên Uỷ ban. Chẳng hạn, Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic, cho biết ông nghĩ rằng lãi suất đã ở mức phù hợp và Fed cần kiên nhẫn chờ đợi tác động đối với nền kinh tế sau 10 lần tăng lãi suất liên tục. 

cuộc họp tháng 6 của Fed

Dữ liệu cũng phần lớn đứng về phía Fed, với tỷ lệ lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Gần đây nhất, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số CPI chỉ tăng 0,3% trong tháng 5, mặc dù nó vẫn phản ánh tỷ lệ hàng năm là 4,6%.

Thị trường lao động cũng có một số dấu hiệu nới lỏng, mặc dù cơ hội việc làm vẫn nhiều hơn số lao động có sẵn với tỷ lệ gần như 2 trên 1. Các quan chức Fed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm bớt sự chênh lệch đó khi họ tìm cách hạ bớt nhu cầu đã đẩy lạm phát lên cao hơn.

Thị trường cho thấy ít phản ứng với biên bản cuộc họp của Fed. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm khoảng 120 điểm vào gần giờ giao dịch cuối ngày trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh.

Xem thêm

IMF yêu cầu Fed xem xét thay đổi chính sách lãi suất

IMF yêu cầu Fed xem xét thay đổi chính sách lãi suất

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng chính sách tiền tệ mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát cao, trong khi nợ công toàn cầu đạt mức gần kỷ lục, gây ra những lo ngại về đòn bẩy trong hệ thống tài chính...

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…