Biển Đông sôi sục, hai tàu sân bay Mỹ tập trận đáp trả Trung Quốc

Từ ngày 05/07/2020, cụm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan và USS Nimitz của Mỹ tiến hành cuộc diễn tập lớn nhất của Hải quân Mỹ trong những năm gần đây trên Biển Đông, cùng lúc với hải quân Trung Quốc đang diễn tập trên khu vực này.

Nhóm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan và USS Nimitz sẽ tiến hành các cuộc diễn tập chiến đấu tiến công, chống ngầm và mở hành lang vận tải đường biển trong vùng 12 dặm của hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, đây cũng là đối tượng mà các máy bay tuần biển chống ngầm và các chiến hạm Mỹ thường xuyên tiếp cận để khẳng định quyền tự do bay và hải trình theo luật pháp quốc tế.

Hai tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Nimitz

Tham gia cuộc diễn tập trận, ngoài hai tàu sân bay còn có 4 chiến hạm khác, thực hiện nhiều bài huấn luyện chiến đấu chống lại đối thủ có sức mạnh hải quân tương đương. Những bài huấn luyện như tác chiến tấn công, phòng ngự, phòng không chống các cuộc tập kích hỏa lửa (tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình chống tàu) và chống ngầm sẽ được thực hiện ngày đêm.

Các phương tiện truyền thông cho rằng Mỹ, khi tiến hành cuộc diễn tập với hai tàu sân bay trên Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất trên trái đất hiện nay, là một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ đối với Bắc Kinh và Hải quân PLA sau cuộc chiến thương mại và những chỉ trích của tổng thống Mỹ Donald Trump về đại dịch Covid-19.

Các bài đăng tải trên phương tiện truyền thông cho rằng, việc Nhà Trắng một lần nữa gây sức ép với Bắc Kinh và tổng thống Trump tiếp tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử sẽ giúp thu hút thêm nhiều cử tri ủng hộ ông Trump.

Chuẩn đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy nhóm tàu tấn công do USS Ronald Reagan là kỳ hạm, trong một cuộc phỏng vấn tuyên bố: “Mục đích chính của cuộc diễn tập là thể hiện rõ ràng cho các đối tác và đồng minh châu Á thấy được sự quyết tâm của Mỹ trong sứ mệnh bảo vệ an ninh, an toàn khu vực”.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...