“Big Hit” 2018: Chờ đợi từ những gương mặt quen thuộc

Cùng Thương Gia điểm lại những gương mặt được mong đợi về khả năng “kiến tạo” và “đổi mới” mạnh mẽ hơn trong năm 2018.
“Big Hit” 2018: Chờ đợi từ những gương mặt quen thuộc

Năm 2017 có thể được gọi là “Năm của Châu Á” khi chứng khiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của các quốc gia thuộc châu lục này cùng với đó là những gương mặt nổi bật - các doanh nhân, nhà điều hành có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, có khả năng truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp. 

Mukesh Ambani: Tỷ phú “chơi ngông” của Tập đoàn Reliance Industries

Là người nổi tiếng với cách quản trị tân tiến và luôn muốn đổi mới, Mukesh Ambani là người đầu tiên được tờ Asian Nikkei kỳ vọng tạo nên sự đột biến trong năm 2018. Tháng 9/2016, tỷ phú này đã làm “rung chuyển” thị trường viễn thông tốc độ cao Ấn Độ khi cho ra mắt mạng viễn thông Reliance Jio chuẩn 4G LTE đầu tiên tại quốc gia này.

Sự ra mắt của mạng 4G LTE đã gây ra một cuộc cạnh tranh về giá với các đối thủ như Bharti Airtel, Vodafone India và Idea Cellular. Không chỉ vậy, Reliance Jio còn được “marketing” rất mạnh mẽ khi miễn phí cước gọi, truy cập internet cho khách hàng sử dụng trong tận gần nửa năm.

Tính đến nay, tại Ấn Độ, đã có khoảng 150 triệu thuê bao sử dụng mạng 4G LTE. Mặc dù, khách hàng đã bắt đầu bị tính phí sử dụng từ tháng 4 năm ngoái nhưng không vì thế mà sức hấp dẫn của mạng 4G LTE bị suy giảm. Hiện, Reliance Industries đang có nhiều động thái về khả năng điều chỉnh cước phí sử dụng theo hướng cạnh tranh hơn. Điều này khiến giới quan sát tin rằng, nếu hành động này được thực hiện thì ngành viễn thông Ấn Độ chắc chắn sẽ có những “đợt sóng” dâng trào mạnh mẽ.

Thêm đó, tỷ phú này cũng từng khẳng định rằng, “tầm nhìn” của ông dành cho Reliance Jio Infocomm không chỉ dừng lại ở một công ty viễn thông. Khi cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ Blockchain sẽ là những công cụ giúp cho tập đoàn của ông có khả năng tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Ấn Độ từ giải trí đến dịch vụ tài chính; sản xuất nông nghiệp đến giáo dục và cả chăm sóc sức khỏe…

Suphachai Chearavanont: “Thế hệ mới” của CP Group

Suphachai Chearavanont là một trong 4 người con của tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanont – CEO của Tập đoàn lớn nhất Thái Lan Charoen Pokphand (CP) Group. Là con út trong gia đình nhưng Suphachai lại là người có bản hồ sơ ấn tượng nhất. Khi ông Dhanin rút lui khỏi cương vị của mình, Suphachai đã trở thành CEO của CP Group vào đầu năm 2017.

Suphachai từng là giám đốc điều hành của Tập đoàn viễn thông True Corp., từ năm 1999. Ông đã đưa công ty này trở thành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di động đứng số 3 tại Thái Lan, vượt qua cả Total Access Communication. True Corp cũng là đơn vị đầu tiên phân phối iPhone và cũng là doanh nghiệp tiên phong trong “phong trào” mạng 4G ở Thái Lan.

Tháng 5/2017 vừa qua, Suphachai đã công bố kế hoạch phát triển trong vòng 5 – 10 năm tới của tập đoàn này đồng thời bày tỏ mục đích trở thành một “tổ chức” được áp dụng những dây truyền sản xuất tiên tiến với công nghệ hiện đại nhất. Tập đoàn này sẽ tập trung vào lĩnh vực logistic, robot và công nghệ sinh học.

“Nếu chúng tôi không thay đổi, chúng tôi sẽ không thể còn có khả năng hoạt động và phát triển. Thế giới này đang thay đổi rất nhanh và chúng tôi cần phải vặn mình theo dòng chảy này”, Suphachai phát biểu với giới truyền thông Thái Lan.

Aireen Omar: “Hi vọng mới” của AirAsia

Aireen Omar – Giám đốc điều hành của AirAsia đồng thời là CEO của hãng này tại Malaysia đang tham vọng “nâng tầm” hãng hàng không giá rẻ này trong năm 2018 khi đặt mục tiêu ứng dụng kỹ thuật số và dịch vụ ngân hàng trong thanh toán.

Hiện, bà Aireen đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc từ ngày 10/1/2017, là trợ lý cho CEO Tony Fernandes của AirAsia, đồng thời phụ trách mảng kinh doanh dịch vụ thanh toán trực tuyến BigPay, mua sắm miễn thuế trên trang web ROKKIShoppe.com và kinh doanh dịch vụ ăn uống Santan trên các chuyến bay.

Với những thành công đạt được khi làm việc tại AirAsia, Aireen là một trong số ít doanh nhân nữ đã phá vỡ những “giới hạn vốn có” trong ngành công nghiệp hàng không. Dựa trên nền tảng các công cụ phái sinh trong giao dịch chứng khoán tại Công ty Deutsche Bank Securities (trụ sở ở New York và London), Aireen đã giúp AirAsia tái cấu trúc thành công, thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, thậm chí còn thu hút thêm được vốn đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh với số lượng máy bay ngày càng gia tăng.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…