Bitcoin vượt mốc 33.000 USD

Bitcoin đã đón nhận một đợt tăng kỷ lục mới vào cuối tuần qua với mức trên 33.000 USD.
Bitcoin vượt mốc 33.000 USD

Ngày càng có nhiều nhà giao dịch và đầu tư đặt cược niềm tin rằng bitcoin đang trên đà trở thành một phương thức thanh toán chính thống toàn cầu.

Giá của bitcoin - loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới được giao dịch lên tới 33.099 USD vào thứ Bảy (1/1), với hầu hết các thị trường khác đóng cửa vào cuối tuần đầu tiên của năm 2021. 

Bitcoin đã tăng hơn 300% vào năm 2020 và mức tăng mới nhất đã cộng thêm hơn 50% kể từ khi nó vượt 20.000 USD chỉ hai tuần trước.

Tuy mới xuất hiện trong khoảng một thập kỷ, nhưng bitcoin đã chứng kiến sự tăng vọt trong ​​nhu cầu từ các nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ, Nhật Bản - vốn bị thu hút bởi các phẩm chất phòng ngừa lạm phát, tiềm năng thu lợi nhanh chóng, cũng như kỳ vọng nó sẽ trở thành một phương pháp thanh toán chủ đạo trong tương lai.

Các nhà đầu tư cho biết, vì sự hạn chế trong nguồn cung của bitcoin đã giúp thúc đẩy các động thái tăng giá trong những ngày gần đây.

Một số người cũng coi bitcoin là nhóm tài sản trú ẩn an toàn trong đại dịch Covid-19, giống như vàng.

"Rất có khả năng giá trị sẽ vượt lên 100.000 USD/bitcoin", Sergey Nazarov, nhà đồng sáng lập Chainlink, một dự án blockchain toàn cầu, nhận xét. “Nhiều người đang dần mất niềm tin vào tiền tệ của chính phủ, cũng như các chính sách tiền tệ do tác động kinh tế của  đại dịch…”

Bitcoin được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch, trong đó lớn nhất là Coinbase - đơn vị đang chuẩn bị cho kế hoạch IPO để trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn đầu tiên của Hoa Kỳ niêm yết trên Phố Wall.

Đồng tiền điện tử đứng thứ 2 sau bitcoin, cũng sử dụng công nghệ blockchain hoặc sổ cái điện tử tương tự là Ethereum, cũng đã tăng 465% vào năm 2020 và tăng gần 7% vào ngày đầu tiên của năm 2021. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Các nhà đầu tư Mỹ đang “ngấu nghiến” bitcoin như thế nào?

Các nhà đầu tư Mỹ đang “ngấu nghiến” bitcoin như thế nào?

Bitcoin đang là tiêu đề đầy thu hút trong tuần qua khi các nhà đầu tư chứng kiến mức tăng cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, một xu hướng đang diễn ra có thể thay đổi bộ mặt thị trường tiền điện tử: dòng bitcoin khổng lồ từ Đông Á đang “chảy” qua Bắc Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...