Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ buộc tội kỹ sư Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại

Một công dân Trung Quốc làm việc cho Monsanto - công ty hạt giống và hoá chất nông nghiệp của Hoa Kỳ, đã bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại cho Trung Quốc.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ buộc tội kỹ sư Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Haitao Xiang, 42 tuổi, một nhân viên của công ty Monsanto và công ty con Climate Corp từ năm 2008 - 2017, đã bị các quan chức liên bang chặn lại tại một sân bay Hoa Kỳ trước khi anh ta lên chuyến bay trở về Trung Quốc, mang theo bên mình phần mềm canh tác độc quyền của công ty.

“Bản cáo trạng cáo buộc có bao gồm một trường hợp khác liên quan tới việc chính phủ Trung Quốc sử dụng chương trình ‘Kế hoạch Tài năng’ để khuyến khích nhân viên của mình ăn cắp tài sản trí tuệ từ chủ lao động tại Hoa Kỳ của họ,” Tổng chưởng lý John Demers tiết lộ.  

Luật sư của Haitao Xiang cho biết thân chủ của mình sẽ không nhận tội tại phiên toà (mặc dù phiên toà xét xử vẫn chưa được lên lịch). 

Tổng chưởng lý John Demers tiết lộ: “Chính Haitao Xiang đã ‘quảng cáo’ về kinh nghiệm của mình tại Monsanto với chính phủ Trung Quốc. Trong vòng 1 năm sau khi được tuyển dụng từ chương trình ‘Kế hoạch Tài năng’, Xiang đã nghỉ việc, mua vé một chiều về Trung Quốc và bị bắt tại sân bay với một bản sao thuật toán độc quyền của công ty.” 

Haitao Xiang hiện đang bị giam giữ tại nhà tù quận Randolph bang Illinois trong khi chờ phán quyết của thẩm phán, luật sư phía ông Xiang cho biết. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...