Boeing 737 MAX 8 hạ cánh khẩn ở Mỹ do lỗi động cơ

Sự cố xảy ra ngay sau khi chiếc Boeing 737 MAX khởi hành tới California để lưu trữ, khiến chuyến bay phải quay đầu.
Boeing 737 MAX 8 hạ cánh khẩn ở Mỹ do lỗi động cơ

Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) thông báo, một chiếc Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Southwest Airlines vừa phải hạ cánh khẩn ở Florida vì lỗi động cơ.

Các quan chức FAA cho hay, sự cố xảy ra với chuyến bay mang số hiệu 8701 của Southwest Airlines khi máy bay đang trên đường tới Victorsville, California để "nghỉ ngơi" sau lệnh tạm cấm bay từ đầu tháng này của Mỹ đối với dòng Boeing 737 Max 8.

Theo báo RT, chuyến bay 8701 rời phi trường quốc tế Orlando ở bang Florida, Mỹ lúc gần 14h30 ngày 26/3 (theo giờ địa phương), nhưng không lâu sau đó buộc phải quay đầu trở về điểm xuất phát. Tổ lái báo cáo với trạm kiểm soát không lưu dưới mặt đất về các vấn đề liên quan đến động cơ lúc khoảng 14h50 cùng ngày.

Lúc gặp sự cố, máy bay không chở theo hành khách. Trên máy bay lúc đó chỉ có cơ trưởng và cơ phó.

Nhà chức trách đang tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố. Tuy nhiên, FAA khẳng định, việc máy bay Southwest Airlines phải hạ cánh khẩn cấp không liên quan đến phần mềm chống các thiết bị dừng đột ngột có tên Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển (MCAS), một tính năng mới đang gây quan ngại về sự an toàn của Boeing 737 Max 8 sau hai tai nạn thảm khốc của dòng phi cơ này chỉ trong vòng 6 tháng qua.

Cả FAA và Cơ quan an toàn hàng không Pháp (BEA) đều tuyên bố đã phát hiện những điểm giống nhau rõ ràng giữa vụ rơi máy bay ET302 của Ethiopian Airlines làm 157 người thiệt mạng hôm 10/3 với vụ rơi chuyến bay JT 610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air hồi tháng 10/2018 khiến 189 người tử nạn.

Các sự cố liên tiếp trên đã dẫn tới việc cấm bay Boeing 737 Max 8 trên toàn cầu và buộc nhà sản xuất Boeing phải nâng cấp phần mềm để hệ thống MCAS trên máy bay không liên tục kích hoạt rồi gây thảm họa.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...