Boeing giới thiệu ý tưởng thiết kế trực thăng Trinh sát Tấn công Tương lai (FARA)

Boeing công bố video đầu tiên về ý tưởng Máy bay Trinh sát Tấn công Tương lai (FARA) của Quân đội Mỹ. Đây là một hệ thống cất cánh thẳng đứng linh hoạt, tích hợp đầy đủ các tính năng cao cấp và dành cho cuộc thi nguyên mẫu Trực thăng quân sự Tương lai

Máy bay hiện không có tên chính thức, mà thường được gọi đơn giản là Boeing FARA. Ý tưởng thiết kế máy bay được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện tại của quân đội, có khả năng nâng cấp phát triển khi công nghệ và nhiệm vụ thay đổi.

Máy bay trực thăng có hệ thống cánh quạt nâng chính gồm sáu cánh kết cấu cứng, độ bền vững cao, một cánh quạt đuôi thông thường bốn cánh; một cánh quạt ở phía sau, động cơ đơn, ghế phi công nối tiếp, buồng lái thiết kế mô-đun hiện đại với màn hình có khả năng hiển thị diện tích rộng, hệ thống điện tử có tính năng tự động hóa cao độ.

Video mô phỏng 3 D trực thăng trinh sát tấn công hãng Boeing

Mark Cherry, Phó Chủ tịch - Tổng Giám đốc công ty Boeing Phantom Works cho biết: “Chúng tôi cung cấp nhiều hơn một trực thăng chiến đấu chiến đấu thuần túy - mà là cung cấp một hệ thống bay thẳng đứng tích hợp đầy đủ mọi khả năng kỹ chiến thuật với giá thành hợp lý cho Quân đội để thực hiện nhiệm vụ trước mắt và tương lai. Chúng tôi đã kết hợp công nghệ tiên tiến mới, sự sáng tạo và kinh nghiệm thiết kế cánh quạt, được thử nghiệm sâu rộng , tiến hành những phân tích mở rộng để đưa ra một giải pháp rất ấn tượng”.

Shane Openshaw, Giám đốc Chương trình Boeing FARA cho biết: Cánh quạt chính được chế tạo nhằm mục đích tạo ra loại máy bay có những tính năng kỹ thuật cao, như nhanh nhẹn và cơ động linh hoạt, mang được hỏa lực đa loại vũ khí theo yêu cầu quân đội.

Cánh quạt đẩy đuôi sẽ khiến máy bay có được tính cơ động ở tốc độ thấp hơn so với máy bay trực thăng hiện nay - ông Openshaw cho biết. Ngoài ra, cánh quạt đẩy đuôi sẽ tăng cường tốc độ hành trình và khả năng cơ động cần thiết theo các yêu cầu của FARA.

Trong thiết kế cánh quạt của Boeing FARA không có khớp nối, do đó trục cánh quạt thấp hơn, giảm sức cản không khí.

Thiết kế fly-by-wire là kết quả đạt được trong hơn 65 năm kinh nghiệm chế tạo cánh quạt, công nghệ sản xuất và công nghệ chế tạo tiên tiến, được khẳng định trong ứng dụng thực tiễn, tính phổ biến đại trà của sản phẩm sẽ khiến máy bay trong tương lai giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro trong khai thác sử dụng.

Hệ thống này sẽ cung cấp khả năng tương tác liền mạch trong hệ thống các yêu cầu tác chiến của quân đội, trong đó có hỏa lực chính xác tầm xa và khả năng phóng các loại vũ khí từ trên không.

Ông Shane Openshaw cho biết thêm, theo các yêu cầu kỹ thuật của Quân đội, Boeing phân tích tất cả những lựa chọn khác nhau và tối ưu hóa thiết kế để phát triển một dòng máy bay phù hợp tất cả các yêu cầu này.

Đây sẽ máy bay có độ tin cậy, bền vững và linh hoạt cao, tập trung vào sự sống còn và những khả năng của chiến tranh trong tương lai.

FARA được thiết kế nhằm lấp đầy khoảng trống chiến thuật hiện đang tồn tại giữa bộ binh và không quân khi chiếc trực thăng tấn công – trinh sát Bell OH-58D Kiowa Warrior loại biên do đã lạc hậu.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…