Các CEO hàng đầu của Mỹ dự báo về nguy cơ suy thoái kinh tế

Khi năm 2023 đến gần và viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện ra, các công ty Mỹ đang chuẩn bị cho sự suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng.

Giám đốc điều hành của các công ty lớn bao gồm JPMorgan, General Motors, Walmart, United and Union Pacific đã tham gia chương trình “Squawk Box” của CNBC để trao đổi về lạm phát, lãi suất, biến động địa chính trị và ý nghĩa của tất cả những điều đó đối với suy thoái kinh tế và triển vọng phát triển của họ trong năm mới.

Jamie Dimon của JPMorgan

CEO bàn về suy thoái kinh tế

Giám đốc điều hành JPMorgan Chase, Jamie Dimon cho rằng lãi suất tăng, lạm phát đạt mức kỷ lục, áp lực địa chính trị và các yếu tố khác có thể kết hợp thành một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo ông, các khoản tiết kiệm và viện trợ của chính phủ trong thời kỳ đại dịch giúp giữ cho dòng chi tiêu tiêu dùng ổn định, nhưng lạm phát và lãi suất tăng cao lại đang “ăn mòn mọi thứ”.

Dimon dự đoán rằng  tuy chi tiêu tiêu dùng tăng cao vào năm 2022, tình trạng này sẽ không kéo dài lâu hơn nữa. Ông nhấn mạnh rằng nhiều rủi ro có thể xáy ra do lãi suất tăng trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của Fed.

Những biến động địa chính trị trong năm nay, bao gồm cả cuộc xung đột ở Ukraine và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng nằm trong số những “đám mây bão” mà Dimon đang chú ý đến. Ông lưu ý rằng khi đồng USD mạnh lên, thương mại quốc tế đối với những mặt hàng như dầu mỏ sẽ tiếp tục trở nên đắt đỏ hơn do các đồng tiền yếu buộc phải điều chỉnh để phù hợp với sự chênh lệch.

Dimon nói: “Trong tương lai, những điều đó có thể làm chệch hướng nền kinh tế và gây ra cuộc suy thoái kinh tế từ nhẹ đến nặng mà mọi người đang lo lắng”.

Mary Barra của General Motors

CEO bàn về suy thoái kinh tế

Mary Barra, Giám đốc điều hành của General Motors (GM) dự đoán sẽ có sự xuất hiện của những cơn gió ngược về kinh tế vào năm tới. Nhưng bà vẫn chưa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu. Barra cho rằng những nhận định đó nên được đưa ra bởi các nhà kinh tế.

“Ngay bây giờ, chúng tôi vẫn đang có một lượng người tiêu dùng khá mạnh”, Barra cho biết.

Mặc dù vậy, General Motors đang thận trọng chuẩn bị cho khả năng sụt giảm nhu cầu, tương tự như những gì đã xảy ra ở các ngành công nghiệp khác. Trong thời kỳ đại dịch, khi người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho du lịch và dịch vụ, một số ngành nhận thấy nhu cầu tăng cao và đã mất cảnh giác khi nhu cầu đó sau đó biến mất.

Barra cho biết, GM đang chuẩn bị cho “một năm 2023 khá thận trọng” về mặt chi phí để tránh bị “đánh úp” bởi các biến động trong nền kinh tế toàn cầu.

Barra cũng dự đoán các vấn đề do đại dịch gây ra, chẳng hạn như tình trạng thiếu chất bán dẫn và chuỗi cung ứng căng thẳng, sẽ kéo dài đến năm 2023 bất chấp tình hình cải thiện mỗi quý.

CEO Walmart Doug McMillon

CEO bàn về suy thoái kinh tế

Giám đốc điều hành Doug McMillon của Walmart không muốn xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế. Nhưng ông nghĩ rằng đó có thể là một điều cần thiết để giảm bớt áp lực lạm phát cho khách hàng của mình.

McMillon cho biết: “Một số khách hàng trở nên cẩn thận hơn trong ngân sách chi tiêu khi lạm phát tăng cao trong nhiều tháng”.

Mặc dù Walmart vẫn đang đón nhận dòng chi tiêu mạnh mẽ, McMillon đã phát hiện ra rằng khách hàng có xu hướng chi thận trọng hơn trong một số danh mục nhất định, như đồ điện tử và đồ chơi.

Ông nghĩ rằng vấn đề lạm phát cần phải được xử lý, dù những nỗ lực kiếm chế lạm phát của Fed có thể đặt nhiều gánh nặng lên nền kinh tế.

Các vấn đề về nhân sự trong thời kỳ đại dịch của Walmart cũng bắt đầu lắng xuống khi họ tăng lương, nhưng McMillon lưu ý rằng vẫn tồn tại áp lực tuyển dụng ở bộ phận thu ngân. Nếu một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng xảy ra, McMillon đảm bảo rằng Walmart sẽ không cắt giảm nhân sự. Đồng thời ông cho biết vẫn có thể kỳ vọng về sự tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Scott Kirby của United Airlines

CEO bàn về suy thoái kinh tế

Theo Giám đốc điều hành của United Airlines, ông Scott Kirby, công ty của ông đang bước vào năm mới với sự lạc quan. Tuy nhiên, năm 2023 vẫn có thể xuất hiện “một cuộc suy thoái kinh tế nhẹ do Fed gây ra”.

Lượng khách đi công tác đang phục hồi ổn định sau sự sụp đổ trong kỷ nguyên đại dịch. Nhưng đồng thời, Kirby nhận định rằng nhu cầu của khách du lịch đang đình trệ, và điều này có thể là dấu hiệu của “hành vi trước suy thoái kinh tế”.

Và mặc dù ngành đang ở “giai đoạn thứ tám” của quá trình phục hồi sau đại dịch Covid, Kirby cho biết họ vẫn đang phải chiến đấu với những vấn đề còn sót lại sau đại dịch, chẳng hạn như tình trạng thiếu phi công và chi phí cho nhiên liệu ngày càng đắt đỏ.

Tuy nhiên, United vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực khi con số doanh thu tiếp tục tăng. Kirby cho biết công ty đang "gần như trở lại mức tỷ suất lợi nhuận mọi thời đại" và sự suy thoái gần như không tồn tại nếu nhìn vào dữ liệu trong báo cáo của họ.

Lance Fritz, Union Pacific

CEO bàn về suy thoái kinh tế

Giám đốc điều hành Union Pacific Railroad, Lance Fritz cho biết hoạt động vận chuyển đang bị chững lại, và đây là một dấu hiệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng giảm dần và nền kinh tế đang thắt chặt.

Ông nói: “Thị trường nhà đất rõ ràng đã chậm lại và việc đóng gói bưu kiện cũng sụt giảm rõ ràng. Chúng tôi đang chứng kiến điều đó trong các lô hàng giấy và bưu kiện.

Fritz để Fed quyết định liệu việc gây áp lực lên túi tiền của người tiêu dùng, cùng khả năng gây ra suy thoái kinh tế năm 2023, có đáng để làm chậm lạm lại phát hay không. Khi lãi suất tiếp tục tăng, chi tiêu và nhu cầu chắc chắn sẽ giảm xuống.

Fritz cho rằng Fed đang làm tổn thương nhu cầu tiêu dùng. “Fed đang cố gắng tấn công tất cả chúng ta bằng một nền kinh tế chậm lại. Đây là một điều không tốt”.

Có thể bạn quan tâm