Giá dầu Brent có thể đạt 110 USD/thùng vào năm 2023

Giá dầu Brent dự kiến đạt trung bình khoảng 101 USD/thùng trong năm nay và sẽ cao hơn vào năm tới, với dự đoán mức trung bình là 100 USD/thùng và cao nhất là 110 USD/thùng vào cao điểm của mùa lái xe.
Giá dầu Brent
Giá dầu Brent có thể đạt 110 USD/thùng vào năm 2023

Theo các nhà phân tích, giá dầu Brent nhìn chung sẽ thấp hơn trong quý đầu năm 2023 so với phần còn lại của năm.

Trong khi giá dầu Brent hiện đang giao dịch quanh mức 86 USD/thùng, nghĩa là dự báo của BofA thể hiện mức tăng 28%. Các nhà phân tích của BofA lưu ý một số yếu tố tác động đến đà tăng giá dầu trong năm tới, cụ thể là mức trần giá đối với dầu thô của Nga.

Hôm 2/12, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đặt mức trần giá ở mức 60 USD/thùng và sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12 cùng với lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào EU và các dịch vụ liên quan đối với hàng hóa trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Nga cho biết, họ sẽ không bán dầu cho bất kỳ bên tham gia vào trần giá và các nhà phân tích ước tính xuất khẩu dầu của nước này có thể giảm tới 1 triệu thùng/ngày.

"Hiện tại, chúng tôi ước tính tổng sản lượng dầu của Nga ở mức 10 triệu thùng/ngày trong các giả định của chúng tôi cho năm 2023 so với con số 9,59 triệu thùng/ngày do IEA cung cấp. Bất kỳ sự sai lệch đáng kể nào so với những con số này đều có thể đẩy giá dầu lên cao hơn", theo phân tích của BofA.

Các nhà phân tích cho rằng, nguy cơ tác động tăng giá dầu lớn nhất nằm ở phía Nga, nhưng cũng có những rủi ro khác đang rình rập. Đặc biệt, sự gián đoạn nguồn cung hơn từ các nhà sản xuất OPEC như Libya, Nigeria, Iraq hoặc các nước khác có thể "khiến thị trường dầu mỏ phải chú ý".

Sự thiếu hụt 1 triệu thùng/ngày hoặc hơn có thể đến từ một số nhà sản xuất, đặc biệt là từ OPEC, BofA ước tính rằng mọi sự thay đổi bất ngờ về cung hoặc cầu 1 triệu thùng có xu hướng khiến giá dầu Brent tăng thêm 20 - 25 USD/thùng.

Cũng theo các nhà phân tích, nếu sản xuất giảm mạnh, "giá sẽ phải tăng theo do nhu cầu sẽ cần phải điều chỉnh thấp hơn trong bối cảnh năng lực dự phòng và hàng tồn kho hạn chế như hiện nay".

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi khí đốt sang dầu mỏ và mở cửa kinh tế ở Trung Quốc trở lại sau khi nới lỏng các hạn chế do COVID-19 cũng là những yếu tố thúc đẩy đà tăng giá có lợi cho dầu mỏ trong năm tới.

Dù vậy, một cuộc suy thoái đang rình rập có thể gây ra rủi ro giảm giá, BofA cảnh báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu trung bình đã dẫn đến nhu cầu giảm 640.000 thùng/ngày.

Ngoài ra, trong cuộc họp mới đây vào ngày 4/12, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã đồng ý tiếp tục bám sát các mục tiêu sản lượng dầu của mình theo kế hoạch tháng 10 để cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 đến năm 2023.

Động thái này diễn ra sau khi G7 đồng ý mức trần giá dầu của Nga ở 60 USD/thùng, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về các đợt phong tỏa mới liên quan đến COVID-19 ở Trung Quốc và sự không chắc chắn kéo dài về khả năng xuất khẩu dầu thô của Nga.

Tuy nhiên, các đại biểu của OPEC+ cho biết kế hoạch sản xuất có thể được nâng lên vào đầu năm tới. OPEC+ tin tưởng các ước tính rằng xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm hơn 1 triệu thùng/ngày do giá trần. Dự đoán này cũng phù hợp với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) với ước tính xuất khẩu dầu của Nga sẽ giảm 1,4 triệu thùng/ngày.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...