Các đối thủ công nghệ tìm cách chiêu mộ cựu nhân viên Twitter

“Không thích Elon Musk? Hãy về đội chúng tôi!”- Đây là một trong những tuyên bố tuyển dụng nhân sự đang được các công ty công nghệ sử dụng để thu hút hàng nghìn cựu nhân viên Twitter kể từ nền tảng thuộc sở hữu của Elon Musk.
nhân viên Twitter

Ngay từ khi chính thức tiếp quản, nhà sáng lập Tesla Elon Musk đã “thẳng tay” sa thải các giám đốc điều hành hàng đầu và thực thi cắt giảm nhân viên Twitter mà không có lời cảnh báo nào trước. Khoảng một nửa lực lượng lao động của công ty - tương đương 3.700 nhân viên Twitter - đã bị sa thải. 

Hàng trăm cá nhân khác được cho là đã quyết định nghỉ việc vì những yêu cầu làm việc và đầy cải tổ khắc nghiệt của Elon Musk. Vào đầu này, người đứng đầu các hoạt động của Twitter tại Pháp cũng đã rời khỏi công ty. Tuy nhiên, đây lại là một cơ hội mà nhiều công ty công nghệ khác đang nhanh chóng nắm bắt. 

Bà Katie Burke, Giám đốc nhân sự của Hubspot, là một trong những người đầu tiên thực hiện lời mời gọi nhân sự: "Là một nhà lãnh đạo, bị chỉ trích là một phần công việc của bạn. Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn nhận ra rằng tranh luận và bất đồng giúp bạn trở nên tốt hơn và là một phần của quá trình phát triển. Và nếu bạn đang tìm kiếm một nơi mà bạn có thể thoải mái bày tỏ ý kiến của mình, thì hãy nhớ rằng HubSpot đang tuyển dụng." Chỉ trong vài giờ, bài đăng của bà Katie Burke đã nhận được hơn 35.000 phản ứng tích cực trên Linkedin.

Nhiều công ty công nghệ khác cũng đang thực hiện một cách tiếp cận tương tự với Hubspot. Bà Amanda Richardson, Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp phần mềm CoderPad, đã đăng một bức thư ngỏ gửi tới những người sắp nghỉ việc ở Twitter. Trích dẫn lệnh cấm làm việc từ xa của Elon Musk, bà Richardson mô tả việc tiếp quản này một “hành động gây thất vọng, chán nản và mất động lực khủng khiếp đối với lực lượng lao động”. "Tại CoderPad, chúng tôi tin rằng kỹ năng của bạn nói lên tất cả. Không phải nơi bạn ngồi. Không phải bắt bạn ngủ lại tại văn phòng. Không phải làm việc 7 ngày một tuần và 18 giờ một ngày."

Michael Weening, Giám đốc điều hành của công ty phần mềm và đám mây Hoa Kỳ Calix đã mô tả các sự kiện gần đây tại Twitter là “đáng lo ngại” và hứa rằng nhân viên của mình sẽ luôn có thể tận hưởng văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực nhất. 

Tình hình cắt giảm sâu nhân sự đã không chỉ là vấn đề tại riêng Twitter, mà nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn khác của Hoa Kỳ bao gồm Meta và Amazon cũng đã buộc phải sa thải hàng nghìn nhân viên trong những tuần gần đây do môi trường kinh tế không chắc chắn. Nhưng những động thái này của Big Tech đã làm nổi bật lên nhu cầu mạnh mẽ đối với nhân viên công nghệ có tay nghề cao. Một báo cáo gần đây từ công ty phân tích thị trường Gartner cho thấy tỷ lệ tiêu hao cao và một loạt các nỗ lực số hóa trong doanh nghiệp và chính phủ đã tạo ra một thị trường "siêu cạnh tranh" cho các tài năng kỹ thuật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...