Các nhà đầu tư vẫn tin rằng đồng USD sẽ tiếp tục suy giảm?

Các nhà đầu tư nhận thấy đồng USD có khả năng sẽ còn trượt giảm hơn nữa do thị trường đã định giá thấp chu kỳ nới lỏng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang…
đồng USD

Theo khảo sát mới nhất của MLIV Pulse, khoảng 87% trong số 331 người tham gia cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất xuống 3% hoặc thấp hơn trong một chu kỳ nới lỏng chính sách mà 40% tin rằng sẽ bắt đầu trong năm nay. Điều đó trái ngược với việc định giá thị trường đặt lãi suất chính sách vào khoảng 3,05% trong hai năm.

Tương tự, các nhà đầu tư có quan điểm tiêu cực về đồng USD với khoảng cách 17% giữa “phe gấu” (đi xuống) và “phe bò” (đi lên). Nhiều người cho rằng đồng USD đang giảm giá vì đường dẫn lợi suất được định giá quá cao. Trong khi đó, phần lớn ý kiến nhận định rằng căng thẳng của ngành ngân hàng phần lớn sẽ chỉ giới hạn ở Mỹ và điều này ngụ ý rằng Fed sẽ buộc phải ôn hòa hơn so với các đồng nghiệp toàn cầu.

Thoạt nghe có vẻ lạ, nhưng đã có tiền lệ lịch sử về việc Fed cắt giảm lãi suất mà các ngân hàng trung ương khác không làm theo. 

Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ vào đầu những năm 2000 và thời kỳ sụp đổ của Lehman Brothers (tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ), chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khác biệt hoàn toàn so với các nơi khác. 

Cụ thể, vào thời điểm Lehman Brothers thất bại, Fed đã cắt giảm 3,25 điểm phần trăm trong khoảng thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008, trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu lại tăng 0,25 điểm phần trăm vào tháng 7/2008. Đồng USD đã suy yếu đáng kể trong thời kỳ này. 

Nhưng sự bi quan về đồng USD không hoàn toàn là do các vấn đề của Mỹ. Bất ngờ thay, một nhóm lớn các nhà đầu tư tin rằng đồng yên hoặc đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ là nguyên nhân chính khiến đồng USD trượt giảm. 

Ý kiến được này được cho là bất ngờ là bởi đối với đồng yên, Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho đến nay đã cố gắng giữ giọng điều ôn hoà, mang lại rất ít hy vọng về việc chấm dứt chính sách siêu lỏng lẻo đã khiến đồng yên yếu đi.  

Điều đó cho thấy, ông Kazuo Ueda có một cơ hội thuận tiện để loại bỏ việc kiểm soát đường cong lợi suất trong khi không gây ra nhiều áp lực đối với thị trường lãi suất địa phương. Nếu ông Ueda quyết định hành động, thì điều này có thể sẽ dẫn đến việc đồng yên tăng giá đáng kể - với các bằng chứng cho thấy ngay cả những thay đổi chính sách nhỏ của BOJ cũng có thể có tác động lớn đến đồng tiền này.

Trong khi đó đối với nhân dân tệ, Chỉ số Bất ngờ Kinh tế (Economic Surprise Index) của Citigroup đối với Trung Quốc đã tăng gần mức cao nhất kể từ năm 2006 trong tháng này, nhưng đồng nhân dân tệ chỉ tăng khoảng 1% so với rổ trọng số thương mại (trade-weighted basket) cho đến năm 2023. 

“Đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá, nhưng lại không quá khả quan, vì thật khó để tưởng tượng Trung Quốc có thể làm gì hơn nữa để gây ấn tượng”, một số nhà phân tích nhận định. Ngoài rủi ro địa chính trị đang diễn ra, có thể đơn giản là giới đầu tư cần thời gian để làm quen với ý tưởng rằng thương mại Trung Quốc đang quay trở lại.

Nguy cơ xoay trục tổng quát hơn khỏi đồng bạc xanh là điều mà các nhà đầu tư đang cân nhắc nghiêm túc. Trong một báo cáo gần đây, giám đốc điều hành kiêm đồng CIO của Eurizon SLJ Capital ông Stephen Jen đã tiết lộ rằng tỷ trọng của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu đã giảm xuống mức 47% vào năm ngoái, thấp hơn mức 55% vào năm 2021 và 73% của năm 2020. 

Mặt khác, vẫn có những người đầu cơ giá lên cho đồng USD, đặc biệt là trong cộng đồng bán lẻ. Phần lớn những người yêu thích đồng bạc xanh tin rằng lộ trình lãi suất của Fed thực sự bị định giá thấp, xác nhận rằng việc định hướng tiền tệ đúng đắn cuối cùng sẽ giúp hoàn thành cuộc gọi chính sách.

Bên cạnh đó, nguy cơ vỡ nợ trần hầu như không được đề cập đến trong cuộc khảo sát. Tuy nhiên, ít ai có thể phủ nhận rằng môi trường chính trị ngày nay cực kỳ khắc nghiệt và rủi ro vẫn rất cao. Trường hợp khủng hoảng năm 2011 là khuôn mẫu tốt nhất để đánh giá khả năng phản ứng của thị trường đối với một rủi ro nghiêm trọng (khi nợ công của Mỹ lần đầu tiên bị hạ cấp từ AAA (không có rủi ro) xuống AA+). Vào thời điểm đó, lợi suất đã giảm đáng kể, nhưng đồng USD đã tăng trở lại trong giai đoạn này bởi lo ngại rủi ro đã chi phối suy nghĩ của các nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm