IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống 2,8%

IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 2,8% trong năm nay, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với Dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà quỹ này công bố hồi tháng 1/2025...

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống 2,8%

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chính thức hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.

Trong báo cáo Dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO), IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 2,8% trong năm nay, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với WEO mà quỹ này công bố hồi tháng Một. Trong năm tới, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 3%, giảm 0,3 điểm phần trăm.

IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ xuống còn 1,8% trong năm nay, giảm 0,9 điểm phần trăm so với mức công bố hồi tháng Một. Tăng trưởng GDP tại nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,7% vào năm 2026. Trái lại, IMF nâng dự báo lạm phát của Mỹ lên lần lượt là 3% và 2,5% trong năm nay và năm sau.

Định chế tài chính quốc tế này nhấn mạnh các dự báo trên được đưa ra do bất ổn về chính sách gia tăng gây căng thẳng thương mại khiến nguồn cầu yếu hơn.

IMF công bố báo cáo WEO khi các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đang tập trung tại Washington để tham dự Hội nghị mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF.

Trả lời phỏng vấn báo giới trước đó, nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas nhấn mạnh rằng thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới khi hệ thống kinh tế toàn cầu đã hoạt động trong 80 năm qua đang được thiết lập lại.

Ông Gourinchas đánh giá sự không chắc chắn gia tăng xung quanh vấn đề thuế quan đã khiến IMF phải chuẩn bị một số kịch bản khác nhau cho tăng trưởng trong tương lai.

Dự báo của IMF đã được hoàn thiện vào ngày 4/4, sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế đối ứng với gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng mức thuế cơ bản 10% gần như áp dụng cho các đối tác toàn cầu.

Mặc dù Washington đang hoãn áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 90 ngày kể từ 9/4, nhưng theo ông Gourinchas việc tạm dừng này không làm thay đổi đáng kể dự báo của IMF.

Một điểm đáng chú ý khác đó là báo cáo này chưa tính đến ảnh hưởng từ động thái tăng thuế gần đây của Mỹ đối với Trung Quốc.

Ông Gourinchas lưu ý thêm rằng tác động của thuế quan sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia theo những cách khác nhau, làm giảm năng suất và sản lượng và đẩy giá cả tăng cao. Theo ông riêng tại Mỹ, thuế quan giống như một cú sốc đối với nguồn cung.

Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF cho rằng sự bất ổn trong chính sách thương mại và trong chính sách nói chung hiện nay là một lực cản lớn đối với hoạt động toàn cầu. Nếu có thể dỡ bỏ rào cản đó càng sớm thì các nền kinh tế và người dân sẽ càng được hưởng lợi.

Do đó, ông cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách giảm bớt sự bất ổn về chính sách thương mại do các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Trump gây ra.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...