Các quan chức Mỹ có kế hoạch thúc đẩy áp trần giá dầu Nga tại các cuộc họp IMF trong tuần này

Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy các quy định áp trần giá dầu của Nga sau khi OPEC+ thông báo cắt giảm sản lượng.
Các quan chức Mỹ có kế hoạch thúc đẩy áp trần giá dầu Nga tại các cuộc họp IMF trong tuần này

Các quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ có kế hoạch thúc đẩy quy định áp trần giá dầu Nga tại các cuộc họp IMF trong tuần này, vào thời điểm quyết định cắt giảm sản lượng dầu mới đây của OPEC+ đã khiến giá khí đốt tăng cao trở lại. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Thứ trưởng Tài chính Wally Adeyemo sẽ thảo luận với các bộ trưởng tài chính thế giới khác về giới hạn giá dầu Nga tại cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới diễn ra trong tuần này tại Washington, D.C.

OPEC+, liên minh sản xuất và xuất khẩu dầu quốc tế gồm Nga và các thành viên mở rộng, đã thông báo cắt giảm lượng dự kiến ​​2 triệu thùng/ngày vào tuần trước, một động thái mà chính quyền TT Mỹ Joe Biden đã cố gắng ngăn chặn trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tăng.

Việc cắt giảm sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch áp trần giá dầu - một chiến lược của G7 nhằm loại bỏ nguồn thu nhập đáng kể cho phép Nga tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine,” một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính nói với các phóng viên hôm 10/10. “Chúng tôi đã làm việc về giới hạn giá dầu trong nhiều tháng và sẽ tiếp tục triển khai cùng với liên minh trong việc thiết kế và hoàn thiện điều đó và nó chắc chắn sẽ xảy ra trong mọi trường hợp,” quan chức này cho biết.

G7 đã thông qua quyết định áp trần giá dầu của Nga vào tháng trước. 

Giá khí đốt cao, chịu ảnh hưởng từ quyết định của OPEC+ sẽ tác động nặng nề nhất tới các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nơi đang chịu gánh nặng của việc tăng giá năng lượng toàn cầu”.

Thứ trưởng Adeyemo dự kiến ​​sẽ thông báo với các nước thành viên vào cuối tuần này về tác động của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với chuỗi cung ứng quân sự của Nga. Ông cũng sẽ tham khảo ý kiến ​​của các quan chức cấp cao từ hơn 20 quốc gia, bao gồm Canada, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu. 

Bà Janet Yellen có kế hoạch kêu gọi liên minh hạn chế hơn nữa quyền tiếp cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với nguồn vốn và thiết bị quân sự cần thiết để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine. Sau khi Nga tiến hành các cuộc tấn công tên lửa phối hợp trên khắp Ukraine vào 10/10, Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia từng hạn chế lên tiếng về vấn đề này, đã kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Mỗi quốc gia dường như đang tìm cách “tách mình” khỏi Nga ngay cả khi tiếp tục mua dầu của nước này.

Xem thêm

Khó cản sự phục hồi của giá dầu?

Khó cản sự phục hồi của giá dầu?

OPEC + có vẻ sẽ cắt giảm sâu hơn nữa sản lượng dầu khi nhóm tổ chức cuộc họp vào 5/10 và việc EU đạt được thoả thuận áp trần giá dầu Nga đều có thể gây tác động trực tiếp tới thị trường dầu.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?