Cách phát hiện hình ảnh giả mạo do AI tạo ra

Các hình ảnh, video và âm thanh lừa đảo đang lan rộng do sự gia tăng và lạm dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo…

Cách phát hiện hình ảnh giả mạo do AI tạo ra

Sự giả mạo bằng trí tuệ nhân tạo đang nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người phải đối mặt khi sử dụng mạng xã hội. Các công nghệ như deepfake cho phép người dùng tạo ra video và hình ảnh giả mạo một cách hết sức chân thực, đôi khi khó phân biệt được với những tài liệu thực tế.

Được biết, các ứng dụng chẳng hạn như DALL-E, Midjourney và Sora của OpenAI, hỗ trợ việc giả mạo trở nên dễ dàng hơn, kể cả đối với những người không có kỹ thuật, bởi vì chỉ cần nhập yêu cầu, hệ thống sẽ đưa ra nhiều kết quả giả mạo khác nhau theo mong muốn của khách hàng.

Nghe thì có thể công nghệ này vô hại, tuy nhiên nó cũng có thể được lạm dụng để tạo ra thông tin sai lệch hoặc xâm phạm quyền riêng tư và danh dự của cá nhân.

Deepfake là một thuật ngữ được đề cập đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra video, âm thanh hoặc hình ảnh giả mạo có chất lượng cao, thường không thể phân biệt được với các dữ liệu gốc.

Vậy nên, Henry Ajder, người sáng lập công ty tư vấn Latent Space Advisory và là chuyên gia hàng đầu về AI tổng hợp cho biết một số lời khuyên để phân biệt hình ảnh deepfake, chẳng hạn như chuyển đổi khuôn mặt là một trong những phương pháp deepfake phổ biến nhất.

Muốn phân biệt được hình ảnh, video có phải giả mạo không hãy nhìn vào làn da xem có cùng tông màu với các bộ phận khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, đôi mắt có chớp tự nhiên trong video không, bởi vì một số deepfake kỹ thuật kém nó sẽ mô phỏng không hoàn hảo lại điều này.

Ngoài ra, miệng và răng cũng là đặc điểm quan trọng mà AI khó thể giả mạo được, bởi chỉ cần để ý xem khẩu hình miệng có phù hợp với âm thanh không là biết đâu mới là video gốc. Còn AI chưa đủ tinh vi để có thể cắt ghép phần răng cho phù hợp khẩu hình, vì vậy nếu video giả mạo thì răng sẽ bị mờ.

Tính nhất quán của bóng tối và ánh sáng cũng là một điểm quan trọng. Thường thì đối tượng được lấy nét rõ ràng và có vẻ sống động như thật một cách thuyết phục nhưng các yếu tố trong phông nền có thể không thực tế.

Xem thêm

Khi Châu Âu “tranh giành” các nhân tài AI

Khi Châu Âu “tranh giành” các nhân tài AI

Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy làn sóng chiêu mộ nhân tài công nghệ ở châu Âu ngày một “nóng lên”, khiến các doanh nghiệp trong ngành như Google DeepMind phải lựa chọn giữa việc bổ sung lương thưởng hậu hĩnh hoặc chịu rủi ro đánh mất những bộ óc tài giỏi vào tay đối thủ…

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?