Trung Quốc tích cực bán khí hóa lỏng cho châu Âu

Do nhu cầu trong nước suy yếu, các tập đoàn năng lượng Trung Quốc tích cực bán lại cho châu Âu số khí hóa lỏng họ đã mua.
Trung Quốc tích cực bán khí hóa lỏng cho châu Âu

Năm 2021, Trung Quốc là nước nhập khí hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các chính sách chống dịch nghiêm ngặt và suy thoái kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu thụ tại đây giảm hơn 20% trong năm nay.

Theo Bloomberg, hãng dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC đang chào bán một lô LNG nhập từ North West Shelf (Australia) tháng 11 năm ngoái. Trước đó, Sinopec và PetroChina cũng chào bán lại các lô LNG nhập từ Mỹ cho châu Âu.

Các hãng nhập khẩu LNG nhỏ hơn tại Trung Quốc như ENN Energy Holdings hay JOVO Group cũng đã tích cực chào bán các lô hàng của mình, giao tại các cảng ở châu Á.

Theo Nikkei, hơn 4 triệu tấn LNG của Trung Quốc có thể đã được bán lại - chiếm khoảng 7% tổng lượng nhập khẩu của châu Âu trong nửa đầu năm nay. Truyền thông nước này đưa tin Sinopec đã bán 45 lô khí đốt trên thị trường quốc tế.

Cuối tháng trước, tờ Bloomberg còn cho biết, các thương nhân châu Á thực hiện một phương thức hiếm thấy là dồn khí đốt thừa từ các lô hàng của mình, gộp thành một lô đầy đủ bán lại cho khách Âu.

Theo đó, sau khi khí đốt nhập từ Australia và Oman được chở đến Đông Bắc Á, phần thừa sẽ được gộp lại trên một tàu duy nhất để bán cho châu Âu hoặc một người mua khác ở châu Á. Việc các tàu chuyển khí đốt cho một tàu duy nhất được tiến hành ngay trên biển.

Khác với dầu mỏ - mặt hàng đã quá quen với việc pha trộn nhiều loại và thường xuyên được vận chuyển từ tàu này sang tàu khác ngay trên biển, việc trộn LNG ít được thực hiện do các loại khí có nguồn gốc khác nhau có thể gây ra áp suất nguy hiểm trong bể chứa nếu không được xử lý đúng cách.

Vì vậy, trước đây, việc gom LNG từ các nguồn thừa thành một lô đủ được xem là lãng phí thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, việc cách này hiện được áp dụng đã cho thấy mức độ khủng hoảng của nguồn cung khí đốt. Trong đó, thiếu hụt ở châu Âu đã khiến nhu cầu về LNG tăng vọt và đẩy giá khí đốt lên mức kỷ lục, khiến việc sang chiết này trở thành một lựa chọn sinh lời.

Xem thêm

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Bulgaria lại muốn mua khí đốt từ Nga

Trước bối cảnh mùa đông đang đến gần, chính phủ Bulgaria thông báo sẽ tìm cách đàm phán với tập đoàn năng lượng Nga Gazprom để nối lại hoạt động cung cấp khí đốt.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…