Chiến sự Afghanistan: Taliban chiếm tiếp 2 thành phố

Ngày 13/8, Taliban đánh chiếm được thành phố Pol-e Alam, thủ phủ của tỉnh Logar, miền đông Afghanistan, sau một số cuộc giao chiến không đáng kể với quân đội chính phủ Afghanistan.

Các tay súng Taliban tiến vào thành phố, đánh bại sự kháng cự của quân chính phủ Afghanistan. Thống đốc, Abdul Quayom Rahimi và các quan chức cấp cao khác bị Taliban bắt giữ. Các quan chức của tỉnh buộc phải đầu hàng sau khi bị bao vây trong dinh thống đốc vài giờ.

Sự sụp đổ của thành phố Pol-e Alam, cách Kabul khoảng 80 km về phía nam, tiếp tục là đòn giáng chí mạng vào lực lượng chính phủ Afghanistan.

Trên vùng phía nam Afghanistan, Taliban tiến công giành quyền kiểm soát thành phố Qalat-e Gilzay, thủ phủ của tỉnh Zabul. Theo các nguồn tin địa phương, quân đội Afghanistan đã tháo chạy, Taliban tiến vào thành phố không giao chiến.

Pol-e Alam và Qalat-e Gilzay là thủ phủ của tỉnh thứ sáu và thứ bảy bị Taliban đánh chiếm ngày 13/8. Trước đó, Taliban đã giành quyền kiểm soát Kandahar , thành phố lớn thứ hai của Afghanistan.

Tốc độ tiến công đánh chiếm các thủ phủ tỉnh của Taliban khiến các đồng minh phương Tây của của Kabul choáng váng. Chính phủ Anh thông báo sẽ cử 600 binh sĩ tới Afghanistan để sơ tán công dân Anh. Trước đó, Mỹ quyết định triển khai 3.000 quân để sơ tán nhân sự tại đại sứ quán Kabul.

Các lực lượng chính phủ Afghanistan đang đồng loạt rút lui trên các vùng chiến lược quốc gia này, Taliban đang sử dụng sự tan vỡ của quân đội Afghanistan để đánh chiếm thêm nhiều thủ phủ mới.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...