Anh công bố đợt trừng phạt đầu tiên đối với Nga, nhắm vào các ngân hàng và giới nhà giàu

Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế có mục tiêu đối với 5 ngân hàng và 3 cá nhân giàu có của Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi quân tới miền đông Ukraine.
Anh công bố đợt trừng phạt đầu tiên đối với Nga, nhắm vào các ngân hàng và giới nhà giàu

Phát biểu trước các nhà lập pháp hôm 22/2 tại Hạ viện, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết đợt trừng phạt đầu tiên sẽ nhắm vào Rossiya, Ngân hàng IS, Ngân hàng Tổng hợp, Ngân hàng Promsvyazbank và Ngân hàng Biển Đen.

Các biện pháp này cũng sẽ trừng phạt ba cá nhân “có giá trị tài sản ròng rất cao tại Nga”, bao gồm: Gennady Timchenko, Boris Rotenberg và Igor Rotenberg. 

Thủ tướng Johnson cho biết, những cá nhân liên quan sẽ thấy tài sản ở Vương quốc Anh của họ bị đóng băng và bị cấm du lịch đến đất nước này. Tất cả các cá nhân và tổ chức của Vương quốc Anh cũng sẽ bị cấm giao dịch với họ. 

“Anh Quốc vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm một giải pháp ngoại giao với Nga cho đến thời điểm cuối cùng nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với khả năng rằng không có thông điệp nào được chú ý và TT Putin quyết tâm tiến xa hơn trong việc xâm chiếm Ukraine.”

Ông nói thêm, "Đây là đợt trừng phạt đầu tiên và chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt tiếp theo, sẵn sàng được triển khai cùng với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nếu tình hình vẫn tiếp tục leo thang."

Bình luận của ông Johnson đưa ra khi các nhà lập pháp EU chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các chính trị gia, ngân hàng Nga và hạn chế khả năng của Điện Kremlin trong việc tiếp cận vốn, thị trường tài chính và dịch vụ của khối. Dự kiến ​​sẽ có quyết định cuối cùng về gói trừng phạt của EU vào cuối ngày 22/2 theo giờ địa phương. Trong khi đó, Đức đã tạm dừng chứng nhận đường ống dẫn khí Nord Stream 2 gây nhiều tranh cãi được thiết kế để đưa khí đốt tự nhiên từ Nga trực tiếp đến châu Âu.

Anh có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt ‘khắc nghiệt hơn’

Thủ tướng Anh Johnson khẳng định TT Nga Putin đã "vi phạm rõ ràng" luật pháp quốc tế khi chính thức công nhận Luhansk, Donetsk là các quốc gia độc lập và sau đó điều quân tới các khu vực ly khai. 

Điều này đã làm dấy lên sự chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới, trong đó các nhà hoạch định chính sách đã khuyến cáo hành vi này là vi phạm luật pháp quốc tế một cách “trắng trợn” và “không thể chấp nhận được”.

Tình hình hiện tại làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn ở châu Âu sau nhiều tháng căng thẳng âm ỉ về việc Nga triển khai quân sự ở biên giới Ukraine.

Thủ tướng Anh cho biết việc chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt tiếp theo trong bối cảnh cuộc khủng hoảng leo thang là điều "hoàn toàn quan trọng".

"Các biện pháp mà chúng tôi đã chuẩn bị sẽ khắc nghiệt hơn nhiều và chúng tôi sẽ hoàn toàn không do dự khi thực hiện chúng một khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn,” Thủ tướng Boris nhấn mạnh. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…