Chứng khoán châu Á “chào đón” Trung Quốc trở lại, sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất mới

Chứng khoán châu Á tăng nhẹ vào sáng 30/1, mở đầu sẵn sàng cho một đợt tăng lãi suất mới ở châu Âu và Hoa Kỳ được dự kiến trong tuần này.
chứng khoán

Chứng khoán châu Á đã có một khởi đầu tuần mới đầy lạc quan khi thị trường Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại thúc đẩy triển vọng kinh tế.

Cụ thể, chỉ số MSCI về cổ phiếu Châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản tăng 11% trong tháng 1 cho đến nay ở mức cao nhất trong 9 tháng. Vào đầu ngày 30/1, chỉ số này tăng 0,2%, trong khi blue-chip của Trung Quốc tăng 1,3% sau khi trở lại từ kỳ nghỉ lễ.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,3% và Đài Loan (Taiwan Weighted TWII) tăng 3,1%. Hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq đều giảm 0,2%, trong khi EUROSTOXX 50 giảm 0,1% và FTSE hầu như không tăng.

Các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào ngày 2/2, nối tiếp sau đó là các đợt tăng nửa điểm từ Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.

Ông Bruce Kasman, nhà kinh tế trưởng tại JPMorgan cho biết, với việc thị trường lao động Mỹ vẫn thắt chặt, lạm phát cơ bản tăng cao và điều kiện tài chính nới lỏng, Fed sẽ tiếp tục duy trì giọng điệu "diều hâu".

"Trong đó việc giảm xuống mức tăng 25 điểm cơ bản không có nghĩa là Cục sẽ sớm ngừng chiến lược tăng lãi suất”, ông Bruce Kasman nhấn mạnh.

Lợi suất trái phiếu 10 năm đã giảm 0,31 điểm phần trăm trong tháng này xuống còn 3,52%. Điều này về cơ bản giúp nới lỏng các điều kiện tài chính ngay cả khi Fed tìm cách thắt chặt. Triển vọng ôn hòa đó cũng sẽ được kiểm tra bằng dữ liệu về bảng lương của Hoa Kỳ, chỉ số chi phí việc làm và các cuộc khảo sát ISM khác nhau.

Đối với hy vọng phục hồi của Phố Wall, phần lớn sẽ phụ thuộc vào thu nhập từ Apple Inc, Amazon.com, Alphabet Inc, Meta Platforms và nhiều công ty khác. 

Các nhà phân tích tại Wedbush cho rằng, Apple sẽ đưa ra một cái nhìn thoáng qua về nhu cầu chung của người tiêu dùng trên toàn cầu và một bức tranh tổng quan về các thách thức trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc đang bắt đầu giảm dần.

"Dựa trên các cuộc khảo sát chuỗi cung ứng châu Á gần đây, chúng tôi tin rằng nhu cầu đối với iPhone 14 Pro đang tăng cao hơn dự kiến. Vì vậy, Apple có thể sẽ cắt giảm một số chi phí phát sinh, nhưng khả năng thực hiện sa thải hàng loạt là rất thấp", các nhà phân tích tại Wedbush nêu quan điểm.

Định giá thị trường về việc Fed có ý định nới lỏng chính sách sớm đã trở thành gánh nặng đối với đồng USD, vốn đã mất giá 1,5% trong tháng này so với rổ tiền tệ chính. Đồng Euro tăng 1,4% trong tháng 1 ở mức 1,0870 USD và vừa chạm đỉnh 9 tháng. Đồng USD thậm chí đã mất 0,7% so với đồng Yên mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản kiên quyết bảo vệ các chính sách nới lỏng của mình.

Sự sụt giảm của đồng USD và lợi tức đã mang lại lợi ích cho vàng. Trước đó, nếu chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng đã tăng 5,6% và dừng ở mức 1.928 USD/ounce.

Ở diễn biến khác, việc mở cửa trở lại nhanh chóng của Trung Quốc được coi là “vận may trời cho” đối với hàng hóa nói chung, hỗ trợ mọi thứ từ đồng, quặng sắt cho đến giá dầu. Dầu Brent tăng 32 cent lên 86,97 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 26 cent lên 79,94 USD trong ngày. 

Có thể bạn quan tâm