Chứng khoán lao dốc, Trung Quốc công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ

Thời gian qua, các quan chức Trung Quốc liên tục đưa ra nhiều biện pháp cam kết hỗ trợ thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân với các vấn đề về nguồn tài chính, trong khi Bắc Kinh
Chứng khoán lao dốc, Trung Quốc công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ

Mới đây, trả lời câu hỏi về những biện pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết: Chính phủ Trung Quốc đặc biệt coi trọng sự phát triển ổn định lành mạnh của thị trường chứng khoán. Đặc trưng tâm lý của thị trường chứng khoán hiện nay là có kỳ vọng mạnh mẽ đối với chính sách cải cách và đổi mới chế độ, có một hiệu ứng phản hồi tích cực mạnh mẽ giữa biểu hiện của thị trường và kỳ vọng này.

Vì vậy, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh nhất định phải đưa ra được biện pháp cải cách mới. Gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Hội giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, Hội giám sát Chứng khoán và các ban ngành liên quan đều đang nghiên cứu đưa ra biện pháp cải cách mới, đã có một số sắp xếp chế độ và công cụ chính sách mới.

Cũng theo Phó thủ tướng Trung Quốc, sáng 19/10/2018, một số chính sách đã lần lượt được Chính phủ Trung Quốc công bố, trước hết là ổn định thị trường, cho phép công ty con quản lý tài sản ngân hàng được đầu tư vào thị trường vốn, yêu cầu các tổ chức tài chính làm tốt công tác quản lý rủi ro lĩnh vực đầu tư tài chính, cam kết quyền mua cổ phiếu một cách khoa học và hợp lý, khuyến khích quỹ do chính phủ địa phương quản lý, quỹ cổ phần tư nhân để giúp các công ty có tiềm năng phát triển.

Hai là về cải cách chế độ cơ bản của thị trường, xây dựng "Biện pháp quản lý nghiệp vụ về quản lý tài sản tư nhân các tổ chức kinh doanh kỳ hạn chứng khoán", hoàn thiện chế độ mua lại cổ phần công ty niêm yết, tăng cường cải cách theo định hướng thị trường của các thương vụ mua bán và sáp nhập, thúc đẩy cải cách chế độ thị trường OTC (over the counter) mới, tăng cường hỗ trợ cho việc niêm yết các công ty đổi mới công nghệ.

Ba là khuyến khích nguồn vốn dài hạn trên thị trường, tăng tính tài chính và tính chiến lược của các quỹ bảo hiểm đầu tư vào các công ty niêm yết chất lượng cao, tăng cường sức mạnh của các nhà đầu tư tổ chức, củng cố quỹ đầu tư dài hạn trên thị trường.

Bốn là thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp tư nhân, đẩy nhanh đưa ra các biện pháp mới, bao gồm thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cải cách quyền sở hữu hỗn hợp trên thị trường vốn, ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân đầu ngành thực hiện mua bán sát nhập, đưa ra kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân huy động vốn bằng trái phiếu và huy động vốn bằng cổ phiếu.

Năm là mở rộng mở cửa, tiếp tục mở rộng toàn diện, đẩy nhanh mở cửa các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Trước đó, lo ngại nhiều cổ phiếu có thể bị bán giải chấp, làm trầm trọng thêm đợt suy giảm của thị trường chứng khoán, 11 công ty chứng khoán tại Trung Quốc có kế hoạch thành lập một kế hoạch quản lí tài sản trị giá 100 tỉ nhân dân tệ (14,5 tỉ USD) để giảm áp lực “thế chấp cổ phiếu” đối với các công ty có triển vọng phát triển tốt.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…