Cổ phiếu ngân hàng Credit Suisse chạm đáy vì đâu?

Cổ phiếu của ngân hàng Thuỵ Sĩ Credit Suisse dã rơi xuống mức thấp nhất mọi thời đại trong hai ngày liên tiếp...
Credit Suisse

Cổ phiếu của Credit Suisse hôm 15/3 đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại trong ngày thứ hai liên tiếp sau khi nhà đầu tư lớn nhất của Credit Suisse - Ngân hàng Quốc gia Saudi - cho biết họ sẽ không thể cung cấp thêm tiền mặt do các hạn chế về quy định.

Giao dịch cổ phiếu của ngân hàng đã bị tạm dừng nhiều lần trong suốt buổi sáng khi lần đầu tiên rơi xuống dưới 2 franc Thụy Sĩ (2,17 USD). 

“Chúng tôi không thể hỗ trợ thêm tài chính cho Credit Suisse vì điều đó sẽ vượt qua mức 10% theo quy định”, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Saudi (SNB) Ammar Al Khudairy nói với Reuters. Tuy nhiên, ông Al Khudairy cho biết thêm rằng SNB hài lòng với kế hoạch chuyển đổi của Credit Suisse và cho rằng ngân hàng không có nhiều khả năng cần thêm tiền.

Ngân hàng Quốc gia Saudi đã mua 9,9% cổ phần của Credit Suisse vào năm ngoái như một phần trong khoản huy động vốn trị giá 4,2 tỷ USD của ngân hàng Thụy Sĩ. Kế hoạch huy động vốn này được cho là để tài trợ cho một cuộc đại tu chiến lược lớn nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng và giải quyết hàng loạt rủi ro và sai sót tuân thủ.

Trong một cuộc phỏng vấn với CAN, giám đốc điều hành Credit Suisse Ulrich Koerner đã lên tiếng bảo vệ cơ sở thanh khoản của ngân hàng và nói rằng “nó rất, rất mạnh”, Reuters đưa tin. “Về cơ bản, chúng tôi đáp ứng và vượt qua tất cả các yêu cầu quy định”, ông Koerner giải thích. 

Trong khi đó, khi trao đổi cùng CNBC trong một phiên thảo luận ở Riyadh, chủ tịch Credit Suisse Axel Lehmann từ chối bình luận về việc liệu công ty của ông có cần bất kỳ hình thức hỗ trợ nào của chính phủ trong tương lai hay không. “Chúng tôi được quy định, chúng tôi có tỷ lệ vốn mạnh, bảng cân đối kế toán tốt. Tất cả đều đồng lòng quyết tâm”, ông Lehmann nói ngắn gọn. 

Hiện tại, các nhà đầu tư cũng đang tiếp tục đánh giá tác động của thông báo hôm 14/3 của ngân hàng về việc họ đã phát hiện ra những điểm yếu quan trọng trong quy trình báo cáo tài chính cho năm 2022 và 2021.

Credit Suisse đã tiết lộ quan sát này trong báo cáo thường niên của mình, ban đầu được lên kế hoạch vào tuần trước nhưng đã bị trì hoãn do cuộc gọi muộn từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.

Cuộc trò chuyện của SEC và Credit Suisse liên quan đến quá trình đánh giá các sửa đổi đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất trong năm 2020 và năm 2019, cũng như các biện pháp kiểm soát liên quan. 

Vào cuối năm ngoái, Credit Suisse tiết lộ rằng họ đã phải đối mặt với tình hình rút tiền mặt cao hơn đáng kể, đồng thời số tiền gửi có kỳ hạn không được gia hạn tiếp và dòng tài sản ròng chảy ra ở mức đáng kể so với tỷ lệ phát sinh trong quý 3/2022.

Sau đó vào quý 4/2022, Credit Suisse chứng kiến các khách hàng rút hơn 110 tỷ franc Thụy Sĩ do một loạt vụ bê bối, rủi ro di sản và lỗi tuân thủ liên tiếp xảy ra. 

Sau khi thị trường châu Âu đóng cửa vào ngày 15/3, các nhà quản lý Thụy Sĩ cho biết Credit Suisse hiện đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn cũng như thanh khoản. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ sẵn sàng cung cấp thêm thanh khoản nếu cần thiết nhưng không bình luận thêm về diễn biến giá cổ phiếu của ngân hàng. 

Nhưng trước lo ngại về tình hình của Credit Suisse, một đợt bán tháo diện rộng đã diễn ra trên thị trường chứng khoán châu Âu trong ngày. Một số cổ phiếu giảm mạnh nhất bao gồm Societe Generale của Pháp, Banco de Sabadell của Tây Ban Nha và Commerzbank của Đức. Ba ngân hàng Ý vào cùng ngày cũng bị ngừng giao dịch tự động, bao gồm cả UniCredit, FinecoBank và Monte dei Paschi. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…