Cựu giáo viên dạy thêm trở thành tỷ phú Ấn Độ ở tuổi 37

Ấn Độ đã vinh danh tỷ phú trẻ 37 tuổi Byju Raveendran – một cựu giáo viên đến từ ngôi làng nhỏ tại Kerala.
Cựu giáo viên dạy thêm trở thành tỷ phú Ấn Độ ở tuổi 37

Byju Raveendran vừa mới đây đã nhận được danh hiệu mà hàng nghìn người “mong ước” sau khi ứng dụng giáo dục Byju của anh thu về 150 triệu USD trong vòng tài trợ mới nhất.

Thoả thuận mang lại cho doanh nghiệp của Byju mức định giá 5,7 tỷ USD, đưa giá trị tài sản cá nhân của nhà sáng lập vượt qua ngưỡng tỷ USD. Anh Byju Raveendran nắm giữ 21% cổ phần của công ty công nghệ giáo dục cùng tên – được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư như Qatar Investment Authority, Tencent và cả Mark Zuckerberg.

Sự thành công của doanh nghiệp đã giúp Byju gia nhập vào hàng ngũ những tỷ phú trẻ tuổi nhất của Ấn Độ bên cạnh tên tuổi nổi tiếng khác như Binny Bansal và Sachin Bansal.

Thành công tới sớm

Như bao đứa trẻ khác, Byju có một khởi đầu khá khiêm tốn. Là con trai của một giáo viên dạy toán và vật lý, Byju sinh ra và lớn lên tại ngôi làng nhỏ Azhikode phía nam Ấn Độ trước khi bước lên đại học. Nhưng, cho đến khi trở thành một kỹ sư, anh mới phát hiện ra rằng chính sở thích giúp đỡ và dạy bạn bè trong các đợt kiểm tra đầu vào đại học khi rảnh rỗi lại là sở trường thực sự của anh.

Tin tức về khả năng giảng dạy “siêu chuẩn” của Byju đã được truyền xa, và anh bắt đầu nhận được các lời mời từ sinh viên ở khắp nơi trên cả nước mong muốn được học kỹ thuật học tập của anh chàng giáo viên trẻ tuổi này.

Vì vậy, vào năm 2011, cùng với người bạn Divya Gokulnath – cả hai đã thành lập nên Byju, một ứng dụng học tập, nền tảng giáo dục trực tuyến dành cho trẻ từ 5 đến 16 tuổi. Được thiết kế và xây dựng xung quanh video, trò chơi và câu đố tương tác – nền tảng này giúp đỡ học sinh trau dồi thêm kiến thức lớp học hàng ngày cũng như luyện thi vào đại học.

Vươn tới toàn cầu

7 năm kể từ khi bắt đầu thành lập, công ty startup của Byju Raveendran và Divya Gokulnath đã có hơn 35 triệu người dùng ở Ấn Độ, trong đó có 2,5 triệu người dùng trả phí hàng năm ở mức 145 – 290 USD – giúp công ty trở thành một trong những công ty công nghệ giáo dục có giá trị nhất thế giới.

Vị tỷ phú trẻ tuổi hiện đang có tầm nhìn vươn xa toàn cầu, nhắm mục tiêu tới Anh Quốc và Hoa Kỳ sau “cái bắt tay” gần đây giữa công ty với Walt Disney Co. Anh Byju chia sẻ, anh muốn cống hiến cho giáo dục như cách mà Disney đã cống hiến cho ngành giải trí, và cho biết thêm sự hợp tác này sẽ giúp trẻ em học hỏi, tương tác kiến thức cùng với những nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích.

“Chúng tôi đang có kế hoạch điều chỉnh đưa dự án Disney Byju vào chương trình giảng dạy tại Hoa Kỳ và Anh Quốc. Sử dụng những nhân vật có sức hấp dẫn phổ quát đối với trẻ em trên toàn thế giới như Simba, Moana hay Elsa, …”, anh Byju chia sẻ dự định của mình.

 Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…