Đài Loan dự tính “phiếu giảm giá” có thể thúc đẩy chi tiêu người tiêu dùng thêm 3 tỷ USD

Chính quyền Đài Loan công bố ngân sách 50 tỷ USD cho chương trình phiếu giảm giá coupon - một phần thuộc gói kích thích kinh tế trị giá 1,05 nghìn tỷ USD.
Đài Loan dự tính “phiếu giảm giá” có thể thúc đẩy chi tiêu người tiêu dùng thêm 3 tỷ USD

Đài Loan cho biết vào hôm nay (2/6) rằng kế hoạch kích thích kinh tế bằng phương pháp sử dụng phiếu giảm giá - “coupon” - có thể giúp tăng cường chi tiêu của người tiêu dùng thêm 100 tỷ NT$ (~3,3 tỷ USD) trong năm nay. 

Đây là một động thái mới nhất nhằm thúc đầy cho nền kinh tế Đài Loan - vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại. Chính quyền Đài Loan công bố ngân sách trị giá 50 tỷ USD cho các phiếu coupon - là một phần của gói kích thích kinh tế trị giá 1,05 nghìn tỷ USD. 

Các công dân sẽ cần trả 1.000 NT$ (~34 USD) cho chính phủ để “mua” phiếu coupon có giá trị tương đương 3.000 NT$ (~100 USD) tiền mặt, Bộ Kinh tế cho biết. 

Các phiếu coupon giảm giá chỉ có thể được sử dụng từ giờ cho đến cuối năm và có thể được sử dụng ở hầu hết các cửa hàng, trừ một số mặt hàng ngoại lệ như thuốc lá. 

“Chúng tôi sẽ không phân phối tiền mặt một cách trực tiếp. Nếu mọi người nhận được tiền mặt, một số có thể chỉ bỏ tiền vào túi mà không chủ động chi tiêu,” Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương nói với báo giới. 

Đối với nhóm các gia đình có thu nhập thấp, họ sẽ được chính phủ hỗ trợ thêm 1.000 NT$ tiền mặt cùng với các phiếu coupon. Thủ tướng Tô Trinh Xương cũng cho biết thêm, chương trình coupon này sẽ chính thức được mở rộng vào tháng 7 tới. 

Tuy nhiên, đảng đối lập Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) đã đặt ra câu hỏi hỏi về tính hiệu quả của chương trình, nói rằng nó “gây ra sự bất tiện” cho người tiêu dùng sử dụng tiền mặt trước khi nhận được phiếu coupon. Quốc dân Đảng hiện đang kêu gọi chính quyền đưa ra phương án tiền mặt để thay thế. 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động tới tiêu dùng, dịch vụ và du lịch tại Đài Loan trong thời gian qua. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây cũng đạt mức cao nhất trong vòng 6 năm vào tháng 4. Tuy nhiên,  nền kinh tế Đài Loan, một phần quan trọng của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, có khả năng tăng trưởng 1,67% trong năm nay bởi nhu cầu điện tử, viễn thông toàn cầu vẫn ngày càng tăng cao khi người dân làm việc tại nhà nhiều hơn để giảm nguy cơ lây nhiễm. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…