Các cuộc đàm phán trần nợ đã bị đình trệ trước cuộc gặp của tổng thống Mỹ Joe Biden với các cường quốc thế giới ở Nhật Bản. Đảng Cộng hòa, bên dẫn đầu trong các cuộc họp, cho biết không có tiến triển nào trong đàm phán về việc nâng mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD Mỹ của hiện tại.
Phía Nhà Trắng thừa nhận rằng tồn tại những khác biệt nghiêm trọng giữa các bên liên quan. Nhiều người đã nói rằng họ sẽ không chấp thuận việc tăng giới hạn vay của chính phủ liên bang mà không có thỏa thuận cắt giảm mạnh chi tiêu.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên rằng: “Tiếp tục có sự khác biệt thực sự… giữa các bên về những vấn đề này”.
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa, ông Garret Graves nói với các phóng viên sau phiên họp ngắn với các quan chức Nhà Trắng: “Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất, rất thẳng thắn về vị trí của chúng tôi, về vị trí của mọi thứ đang diễn ra. Đây không phải là một buổi đàm phán". Đồng thời, ông cho biết thêm rằng thời gian của cuộc họp tiếp theo chưa được ấn định.
Ông Graves cũng lặp lại nhận xét của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy rằng Mỹ cần phải đạt được tiến bộ trong việc thay đổi quỹ đạo của chi tiêu thâm hụt của chính phủ và xử lý khoản nợ đang gia tăng nhanh chóng.
Một cuộc họp trước đó cũng đã kết thúc đột ngột với việc McCarthy nói với các phóng viên rằng không có bất kỳ "động thái" nào từ Nhà Trắng đối với các yêu cầu của Đảng Cộng hòa.
Nhà đàm phán của Đảng Cộng hòa, Đại diện Patrick McHenry, cho biết ông không tin rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tuần này để trình lên Quốc hội thông qua trong những ngày tới.
Các đảng viên Cộng hòa đang thúc đẩy cắt giảm mạnh chi tiêu để đổi lấy việc chính phủ tăng hạn mức vay, một động thái cần thiết thường xuyên để trang trải chi phí chi tiêu và cắt giảm thuế đã được các nhà lập pháp thông qua trước đó.
Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện với số lượng 222/435 người, trong khi Đảng Dân chủ của ông Joe Biden chiếm đa số Thượng viện với tỷ lệ 51-49, gây khó khăn cho việc tiến đến thỏa thuận.
Các đảng viên Đảng Dân chủ đang cố gắng duy trì mức chi tiêu ổn định ở mức của năm nay, trong khi đảng Cộng hòa muốn quay trở lại mức của năm 2022.
Một kế hoạch được Hạ viện thông qua vào tháng trước sẽ cắt giảm 8% chi tiêu của chính phủ vào năm tới. Kế hoạch đó không nêu rõ chi tiêu nào sẽ bị cắt giảm, nhưng một số đảng viên Cộng hòa đã nói rằng họ sẽ bảo vệ các chương trình quân sự và cựu chiến binh. Các đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng điều đó sẽ buộc các chương trình trong nước như giáo dục và thực thi pháp luật phải cắt giảm trung bình ít nhất 22%, một con số mà các đảng viên Cộng hòa hàng đầu không phản đối.
Chính quyền ông Joe Biden đang mắc kẹt trong cuộc thỏa thuận khi phía Nhà Trắng việc khăng khăng đòi tăng trần nợ một cách "sạch sẽ" mà không cần điều kiện trong thời gian dài. Nhưng Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ chỉ bỏ phiếu cho một thỏa thuận bao gồm việc cắt giảm chi tiêu.
Sự bế tắc trong đàm phá xảy ra khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến ngày 1/6, thời điểm mà Bộ Tài chính cảnh báo rằng chính phủ liên bang có thể không trả được tất cả các khoản nợ của mình. Điều này sẽ kích hoạt một vụ vỡ nợ nghiệm trọng.
Lần cuối cùng quốc gia gần vỡ nợ như vậy là vào năm 2011, thời gian ngắn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Quốc hội Mỹ cuối cùng đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ bằng việc năng trần nợ lên 2,4 nghìn tỷ USD, nhưng nền kinh tế đã phải chịu đựng những cú sốc nặng nề, bao gồm cả việc hạ xếp hạng tín dụng hàng đầu của Mỹ lần đầu tiên và một đợt bán tháo cổ phiếu lớn.