Dana Canedy đã biết mình muốn trở thành một nhà báo từ năm 12 tuổi, từ khi bà còn mải mê viết nên những mẩu truyện nhỏ trong căn phòng ngủ thời thơ ấu ở Kentucky.
“Nghề báo là sự kết hợp của hai yếu tố thiết yếu đối với tôi, đối với bản chất con người tôi. Tôi là người thích kể những chuyện và luôn đặt ra những những câu hỏi ‘tại sao?’”.
Bà Dana Canedy, 55 tuổi, từng theo học ngành báo chí tại Đại học Kentucky trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà báo và biên tập viên, đầu tiên là tại Palm Beach Post, Florida và sau đó là Plain Dealer ở Ohio (Mỹ). Bà chính thức gia nhập đội ngũ của New York Times vào năm 1996, và đó cũng là nơi bà gắn bó gần 20 năm qua.
Dù không bao giờ nghi ngờ về đam mê của mình đối với nghề báo, bà Canedy thừa nhận con đường sự nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thu nhâp không dư dả, bà nhớ lại khoảng thời gian khi chiếc xe bị hỏng bên đường khi đi tác nghiệp nhưng thậm chí còn không có đủ tiền để sửa. Hay khi khác, một biên tập viên tiền bối nói thẳng với Dana trẻ tuổi rằng “cô nên xem xét một nghề nghiệp khác đi vì cô sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà báo thành công”.
Nhưng thay vì bận tâm tới lời nhận xét của vị biên tập viên kia, hay oán trách nơi mình làm việc, Dana Canedy chọn cách tập trung vào cải thiện kỹ năng nghiệp vụ của chính mình.
“Ai đó có thể đánh giá thấp bạn, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ hoặc người da màu, nhưng đừng bao giờ để câu nói của họ trở thành hiện thực của bạn.”
Tôi luôn tin vào câu nói: “Áp lực tạo nên một viên kim cương.”
Và quyết tâm cùng các nỗ lực sau đó của bà Canedy đã được đền đáp. Năm 2001, bà giành giải thưởng Pulitzer - danh hiệu cao quý nhất của ngành - cho bài viết “How Race Is Lived In America" (tạm dịch: Các chủng tộc sống tại Mỹ như thế nào), một nghiên cứu kéo dài hơn một năm trên tờ New York Times nhằm xem xét các mối quan hệ chủng tộc trong cuộc sống thường nhật tại nước Mỹ. Sau đó, bà cũng trở thành người phụ nữ và cũng là người da màu đầu tiên đượ mời vào ban quản lý Giải thưởng.
Vào năm 2020, Dana Canedy được bổ nhiệm vào vị trí phó chủ tịch cấp cao và điều hành của nhà xuất bản Simon & Schuster - đưa bà trở thành là người da màu đầu tiên đứng đầu một bộ phận như vậy tại một tập đoàn xuất bản của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn mới này của sự nghiệp, bà Canedy hy vọng bản thân sẽ có thể tiếp tục sử dụng cách kể chuyện của mình để mang tới thông tin cần thiết cho bạn đọc, với tư cách vừa là nhà xuất bản vừa là một tác giả viết sách. Cuốn hồi ký bán chạy nhất của bà, “A Journal for Jordan” (tạm dịch: Nhật ký dành cho Jordan), kể về người bạn đời quá cố của bà Dana - cha của bé Jordan, đã qua đời khi phục vụ quân sự ở Iraq, hiện đang được dựng thành phim với nhiều sự mong chờ từ người hâm mộ. Bà cũng hy vọng sẽ cuốn sách và những nỗ lực của mình sẽ là tấm gương tốt cho cậu con trai 14 tuổi, Jordan, người mà bà vẫn luôn gọi là “động lực” của mình.
“Tôi nghĩ đây là một điều tốt khi cậu bé được thấy mẹ đi làm chăm chỉ hàng ngày. Và sau này khi Jordan trưởng thành và nhìn thấy những người phụ nữ giữ vị trí quyền lực đầy nể phục.”
Khi nhìn lại, bà Canedy tự hào vì đã gây dựng được sự nghiệp và cuộc đời với ít điều hối tiếc. “Nếu bạn có một cuộc sống trải qua nhiều năm tốt đẹp hơn là tồi tệ, thì đó là một cuộc sống bạn nên thấy biết ơn” cô nói. "Và tôi đang may mắn được trải qua điều đó."