Nữ tổng giám đốc WTO đầu tiên trong lịch sử

Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trở thành người châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị này, theo tin từ NPR.
Nữ tổng giám đốc WTO đầu tiên trong lịch sử

Bà Ngozi Okonjo-Iweala từng có 2 nhiệm kỳ giữ chức Bộ trưởng Tài chính Nigeria và cũng là cựu giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB)...

Bà Okonjo-Iweala, 66 tuổi, là giáo sư kinh tế chuyên về phát triển quốc tế và từng giữ chức giám đốc điều hành vị trí số hai của WB. Ngoài 2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Tài chính Nigeria, bà cũng từng là ngoại trưởng nước này trong một thời gian ngắn. Hiện bà có hai quốc tịch gồm Nigeria và Mỹ.

Truyền thông đánh giá, bà Ngozi Okonjo-Iweala đã làm nên lịch sử khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc WTO, trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người châu Phi đầu tiên giữ chức vụ này.

Trước đó, năm 2012, bà tranh cử chức Chủ tịch WB với sự ủng hộ của châu Phi và các nước đang phát triển, nỗ lực phá vỡ sự thống trị của người Mỹ đối với vị trí này. Dù nỗ lực này không thành công nhưng bà Okonjo-Iweala cũng được ca ngợi là “người mở đường” và được nhiều người ủng hộ.

Việc đắc cử ghế lãnh đạo WTO được cho là sự công nhận về những thành tựu mà bà Okonjo-Iweala đã đạt được trong nhiều năm công tác trong chính quyền Nigeria lẫn các tổ chức quốc tế.

Bà Okonjo-Iweala (67 tuổi) sinh ra tại bang Delta ở miền tây Nigeria. Bà đến Mỹ vào năm 1973 và tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Harvard năm 1976. Năm 1981, bà nhận bằng tiến sĩ về kinh tế khu vực và phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Bà Okonjo-Iweala nhậm chức giữa giai đoạn đặc biệt khó khăn đối với WTO khi thời gian gần đây tổ chức này bị chỉ trích hoạt động không hiệu quả trên nhiều phương diện, như thất bại trong thúc đẩy đàm phán và điều chỉnh hành xử thương mại gây tranh cãi của Trung Quốc. WTO bị chỉ trích vì không can thiệp những hành vi vi phạm kinh tế nghiêm trọng Trung Quốc, khiến Mỹ đưa nước này vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ và áp thuế hoặc đe dọa áp thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng Mỹ có thể đã vi phạm các quy định của WTO khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump, với lý do an ninh quốc gia, đã đơn phương áp thuế quan lên thép và nhôm Trung Quốc vào năm 2018, theo Politico.

Việc bổ nhiệm bà Okonjo-Iweala vào vị trí lãnh đạo WTO diễn ra không lâu sau khi ông Joe Biden chính thức nhậm chức. Trước đó, chính quyền của Tổng thống Trump từng ngăn chặn việc đề cử bà Okonjo-Iweala và dành sự ủng hộ cho một ứng viên khác là Yoo Myung-hee, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc. 

WTO bắt đầu trống ghế tổng giám đốc vào tháng 5/2020 khi ông Roberto Azevêdo, quốc tịch Brazil, tuyên bố từ chức sớm hơn 1 năm trước khi nhiệm kỳ kết thúc. Bà Okonjo-Iweala sẽ chính thức tiếp quản vị trí này vào ngày 1/3 tới với nhiệm kỳ kéo dài tới tháng 8/2025.

Xem thêm

EU kêu gọi Mỹ đàm phán về cải cách WTO

EU kêu gọi Mỹ đàm phán về cải cách WTO

Ngày 27/11, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Mỹ khởi động tiến trình đàm phán về cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tránh nguy cơ tổ chức quốc tế này bị đình trệ.
WTO điều tra thuế quan của Mỹ áp lên Trung Quốc

WTO điều tra thuế quan của Mỹ áp lên Trung Quốc

Ngày hôm nay 28/1, cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại tại Geneva sẽ khởi động cuộc điều tra về việc các mức thuế mà Mỹ áp dụng có tuân thủ yêu cầu rằng các thành viên WTO dành cho nhau đối xử th

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…