Đầu tư tiền điện tử: Liệu có còn là một kế hoạch tài chính thông minh?

Các loại tiền điện tử đang phải hứng chịu một đợt trượt giảm kỷ lục cùng vào thời điểm các cơ quản lý toàn cầu đẩy mạnh giám sát và điều tra chặt chẽ hơn đối với loại hình tài sản mới nổi này.
tiền điện tử

Sự sụp đổ của FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới từng được định giá 32 tỷ USD, đã gây chấn động thế giới tiền tệ kỹ thuật số.

FTX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và người sáng lập Sam Bankman-Fried đã từ chức Giám đốc điều hành ngay sau khi có báo cáo cáo buộc rằng FTX đã cho công ty thương mại Alameda Research vay hàng tỷ USD tiền của khách hàng. Tin tức này đã thúc đẩy một loạt các yêu cầu rút tiền trên nền tảng khi các nhà đầu tư bức xức và lo ngại về rủi ro tiềm ẩn. 

Với hơn 2 nghìn tỷ USD giá trị đã bị xóa sổ kể từ mốc cao nhất năm 2021, tiền điện tử hiện đang trải qua một “mùa đông vô cùng khắc nghiệt”. Ông Michael Barr, phó chủ tịch giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhận xét, các sự kiện gần đây trên thị trường tiền điện tử “đã càng cho chúng ta thấy rõ những rủi ro mà các nhà đầu tư và người tiêu dùng gặp phải khi tiếp cận các loại tài sản mới nổi, nhất là khi vẫn chưa có các quy tắc và hạn chế rõ ràng”. Điều này hoàn toàn trái ngược với viễn cảnh của năm ngoái, khi những người đam mê tiền điện tử ủng hộ việc đưa loại tiền này vào danh mục đầu tư của các tổ chức tài chính và quỹ hưu trí tư nhân. 

Theo quan sát và nhận định của các chuyên gia tài chính, 3 yếu tố then chốt mà các nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc khi đầu tư vào tiền điện tử bao gồm:

Đầu tiên, việc thiếu quy định rõ ràng và thống nhất về tiền điện tử — cả trong nội bộ và giữa các quốc gia — càng tạo ra sự “bấp bênh” cho các kế hoạch đầu tư dài hạn. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, vẫn chưa rõ khi nào tiền điện tử nằm trong khuôn khổ quy định của đối tượng bảo mật theo quy định của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cũng như khi nào nó được coi là tài sản hoặc hàng hóa như những người ủng hộ bitcoin và ethereum từng đề xuất. 

Bên cạnh đó, ở một số quốc gia, tiền điện tử vẫn đang trong diện cấm hoàn toàn; điển hình là Trung Quốc, nơi đã cấm tất cả giao dịch và khai thác tiền điện tử vào năm 2021. Các cơ quan quản lý cũng lo ngại về những sự cố đáng chú ý và lặp đi lặp lại trong cơ sở hạ tầng khai thác và giao dịch tiền điện tử - một khía cạnh đầy rủi ro khác.

Thứ hai, bất chấp tất cả mọi lời ca ngợi như một loại vàng kỹ thuật số, tiền điện tử đã không chứng minh được tính chất “trú ẩn an toàn” hoặc chống lạm phát của mình khi đối mặt với sự biến động thực tế của thị trường. Từ năm 2010 đến năm 2022, bitcoin đã ghi nhận 29 đợt rút tiền từ 25% trở lên. Ngay cả trong đợt bán tháo liên quan đến đại dịch vào tháng 3/2020, bitcoin đối mặt với thiệt hại lớn hơn đáng kể so với các loại tài sản thông thường như cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Cuối cùng, tiền điện tử vẫn là vấn đề gây quan ngại về góc độ môi trường, xã hội và quản trị. Các khuôn khổ phi tập trung và tính ẩn danh của tiền điện tử khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn cho các hoạt động bất hợp pháp, rửa tiền và né trốn lệnh trừng phạt.

Về mặt môi trường, ngay cả khi quá trình chuyển đổi nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ cho việc khai thác và xác thực tiền điện tử đang được thúc đẩy, thì bitcoin – chiếm khoảng 40% vốn hóa thị trường tiền điện tử hiện tại – vẫn tiếp tục sử dụng quy trình xác thực mà trong đó một giao dịch đơn lẻ sẽ cần tới lượng năng lượng đủ để cung cấp sinh hoạt một ngôi nhà của người Mỹ trong hai tháng.

Sự sụp đổ của FTX đã đưa một góc khuất của thị trường tiền điện tử ra ánh sáng và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu nó có thể trụ vững được trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay hay không. Do đó, các nhà đầu tư dài hạn nên quan sát cẩn thận để hiểu rõ hơn về giá và tình hình thực tế trước khi quyết định đầu tư vào tiền điện tử. 

Có thể bạn quan tâm