Dịch vụ gom rác của doanh nhân 11 tuổi

Micah Amezquita muốn kinh doanh để kiếm tiền vào đại học, thực hiện ước mơ trở thành một kỹ sư hàng không. Website của cậu có tên Curb Cans, cung cấp dịch vụ vận chuyển thùng rác ra lề đường và đặt v
Dịch vụ gom rác của doanh nhân 11 tuổi

Micah Amezquita muốn kinh doanh để kiếm tiền vào đại học, thực hiện ước mơ trở thành một kỹ sư hàng không.

Website của cậu có tên Curb Cans, cung cấp dịch vụ vận chuyển thùng rác ra lề đường và đặt về chỗ cũ cho hàng xóm sau khi rác đã được thu gom. Mỗi sáng thứ ba, Amezquita đều dậy sớm để làm việc từ 6h30 đến 8h trước khi tới trường.

Doanh nhân nhí này nhận được rất nhiều lời khen ngợi trên mạng sau khi bố cậu đăng ảnh con trai mình đang làm việc chăm chỉ trên LinkedIn. Bức ảnh nhận được hơn 135.000 lượt thích và trên 10.000 bình luận ủng hộ như "Không có gì quan trọng hơn việc tạo ra giá trị", hay "Chẳng bao giờ là quá sớm để bắt đầu".

Amezquita quyết tâm trở thành một kỹ sư hàng không sau khi đọc những cuốn sách mượn từ người chú là giảng viên đại học. "Khi lớn lên cháu muốn làm rất nhiều thứ, vì thế cháu nhất định phải vào đại học", cậu cho biết trên CNBC.

Curb Cans của Amezquita nhận được sự hỗ trợ từ cả gia đình. Cô em gái 9 tuổi Chloe là người thiết kế logo. Bố mẹ Amezquita giúp lập trang web với dòng thông điệp: "Tôi muốn được làm việc chăm chỉ và tự kiếm tiền. Nếu bạn đang cần một người đáng tin cậy để giúp mang rác đến đúng nơi quy định, hãy liên hệ với tôi".

Amezquita dậy sớm để làm việc mỗi ngày. Ảnh: CNBC

Amezquita dậy sớm để làm việc mỗi ngày. Ảnh: CNBC

Ban đầu Amezquita thu của mỗi khách hàng 0,25 USD mỗi tuần, nhưng sau đó đã tăng lên 1 USD. Cũng như các hãng khởi nghiệp khác, việc tìm kiếm khách hàng là khá khó khăn. Hiện Amezquita kiếm được 3 USD một tuần.

Bố Amezquita rất ấn tượng với tinh thần doanh nhân của con mình. "Tôi rất tự hào khi thằng bé biết làm việc chăm chỉ để tự kiếm tiền thực hiện ước mơ của mình", ông trả lời phỏng vấn trên CNBC.

Còn với Amezquita, dù công việc khá vất vả, cậu vẫn rất lạc quan. "Cháu thích công việc này. Chẳng có gì khiến cháu ngần ngại hết", cậu nói.

Hà Tường (theo CNBC)

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...