Điều gì đang kích hoạt làn sóng báo tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu?

Thị trường chứng khoán toàn cầu đang trải qua biến động lớn do những tín hiệu kinh tế yếu kém, hàng loạt thay đổi trong chính sách từ các ngân hàng trung ương và đà lao dốc “không phanh” của các cổ phiếu công nghệ hàng đầu...

Điều gì đang kích hoạt làn sóng báo tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu?

Các thị trường tài chính toàn cầu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, với tâm điểm là Nhật Bản khi chỉ số Topix của nước này ghi nhận mức suy giảm lớn kể từ "Thứ Hai đen tối" năm 1987. Đợt bán tháo này nhanh chóng lan rộng sang thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, với các chỉ số của Phố Wall và Euro Stoxx 50 đều mất hơn 2% trong phiên giao dịch vừa qua.

Vậy nguyên nhân đằng sau tình trạng hỗn loạn này là gì? Câu trả lời nằm ở những biến động bất ngờ của nền kinh tế toàn cầu. Các dữ liệu kinh tế gần đây đã làm lung lay niềm tin trước đó của nhà đầu tư rằng các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra hậu quả tiêu cực.

Báo cáo việc làm của Mỹ vào thứ Sáu tuần trước cho thấy sự suy giảm đáng kể trong hoạt động tuyển dụng, báo hiệu những áp lực ngày càng lớn mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt. Điều này, kết hợp với những báo cáo cho thấy người tiêu dùng tiếp tục cắt giảm chi tiêu hơn nữa, đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế. Thậm chí, vào cuối tuần trước, ngân hàng Goldman Sachs đã đưa ra dự báo về khả năng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.

Không chỉ riêng Mỹ, Khu vực đồng Euro cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do căng thẳng địa chính trị, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và niềm tin tiêu dùng giảm sút. Còn tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, hoạt động trụ cột trong lĩnh vực sản xuất cũng suy yếu liên tiếp trong ba tháng tính đến tháng 7.

Ở một diễn biến khác, Nhật Bản đã phần nào làm gia tăng bất ổn với việc dần rời bỏ chính sách lãi suất âm kể từ tháng 3/3024 và tăng tốc vào tuần trước. Điều này đã gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ và lan sang các thị trường khác. Lập trường thắt chặt ở Nhật Bản trái ngược với kỳ vọng Mỹ sẽ thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng ôn hoà hơn, dẫn đến việc rút vốn từ các vị thế giao dịch carry trade, nơi nhà đầu tư vay tiền từ các nền kinh tế có lãi suất thấp như Nhật Bản hoặc Thụy Sĩ để đầu tư vào các tài sản có lãi suất cao ở nơi khác.

Trong khi đó, Fed đã tiếp tục duy trì phạm vi lãi suất cao nhất trong 23 năm vào tuần trước, đúng như đoán của các nhà đầu tư. Nhưng với những thông tin kinh tế mới được công bố khiến giới đầu tư lo ngại rằng Fed đã quá chậm trễ trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và từ đó làm gia tăng nguy cơ suy thoái của Mỹ. Các nhà giao dịch hiện đang đặt cược vào khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ buộc phải có các biện pháp cắt giảm khẩn cấp trong thời gian tới.

https-d6c748xw2pzm8cloudfrontnet-prod-847d2e00-539a-11ef-afb3-3d797ab6dbdd-standardpng-2960.jpeg
Chỉ số Vix tăng vọt khi bắt đầu có những lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ

Cho đến gần đây, các thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đang trên đà tăng tích cực, được thúc đẩy bởi hy vọng vào kịch bản kinh tế “Goldilocks” và làn sóng đầu tư vào cổ phiếu công nghệ Mỹ nhờ tâm lý phấn khích về trí tuệ nhân tạo. Chỉ số S&P 500 của Phố Wall, một trong những chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán thế giới, đã tăng gần 20% kể từ đầu năm đến mức đóng cửa kỷ lục vào ngày 16/7. Nhưng chỉ chưa đầy 1 tháng, S&P 500 đã mất gần 8% so với mức đỉnh vào tháng 7.

Tình hình thêm ảm đạm khi có tin tức vào cuối tuần qua về việc Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã bán gần một nửa số cổ phần nắm giữ trong Apple trị giá hơn 70 tỷ USD. Bên cạnh đó, các mối quan ngại khác liên quan đến công nghệ cũng đã xuất hiện. Cổ phiếu Intel, một trong những nhà sản xuất chip nổi tiếng nhất của Mỹ, mất gần 30% trong tuần trước sau khi công bố kế hoạch cắt giảm 15.000 việc làm như một phần của kế hoạch cải tổ toàn diện.

Chỉ số Vix, thường được gọi là “thước đo nỗi sợ hãi” của Phố Wall, đã tăng vọt lên 65 điểm vào 5/8 so với con số 16 điểm ghi nhận một tuần trước đó. Đó là mức cao nhất kể từ đại dịch Covid-19 năm 2020 và cho thấy có thể sẽ có thêm nhiều biến động hơn nữa trên thị trường.

Xem thêm

Dữ liệu kinh tế ảm đạm khiến chứng khoán Mỹ lao dốc

Dữ liệu kinh tế ảm đạm khiến chứng khoán Mỹ lao dốc

Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu tháng 8 với mức sụt giảm mạnh sau khi một loạt dữ liệu kinh tế mới làm dấy lên lo ngại nền kinh tế có thể đang chậm lại, trong khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt…

Tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington (Mỹ)

Hàng loạt ngân hàng trung ương lớn thay đổi chính sách lãi suất

Xu hướng cắt giảm lãi suất đang mở rộng trên toàn cầu khi ngày càng nhiều ngân hàng trung ương lớn có động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi một số nước như Mỹ và New Zealand đang chuẩn bị nới lỏng chính sách, thì Nhật Bản lại đi ngược dòng với việc tăng lãi suất…

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…