Nhà đầu tư ngoại ngày càng “bạo tay” mua cổ phần của công ty Việt

Nhật Bản đã vượt Singapore để trở thành nước đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm trong khi Hàn Quốc vẫn giữ chắc ngôi đầu.
Nhà đầu tư ngoại ngày càng “bạo tay” mua cổ phần của công ty Việt

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/4, cả nước có 734 dự án FDI mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 4,88 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2016.

Ngoài ra, có 345 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,36 tỷ USD, tăng 241,8 % so với cùng kỳ năm 2016. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có 1.687 lượt góp vốn, mua cổ phần tại công ty trong nước với tổng giá trị góp vốn là 1,35 tỷ USD, tăng 106,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số có 83 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam từ đầu năm, Hàn Quốc vẫn là nước rót tiền nhiều nhất vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư là 4,05 tỷ USD.

Đáng chú ý, Nhật Bản vượt Singapore để trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai, với tổng số vốn là 1,85 tỷ USD, tăng 1,4 tỷ USD so với tháng trước. Điều này nhờ vào đối tác Nhật Bản liên doanh với PetroVietnam và PV Gas góp vốn vào dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn (Kiên Giang), với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ USD.

Cũng nhờ dự án này Kiên Giang nhảy vọt lên vị trí thứ 3 trong số các địa phương nhận được nhiều vốn FDI nhất, từ vị trí 51 trong tháng trước.

Bắc Ninh, nhờ Samsung Display điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại nhà máy sản xuất màn hình, vẫn đứng đầu các địa phương về thu hút FDI, với tổng số vốn là 2,7 tỷ USD. Bình Dương đứng thứ hai với số vốn cam kết đầu tư là 1,39 tỷ USD.

Theo báo cáo, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực trong 4 tháng đầu năm, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều vốn ngoại nhất với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm 69,53% tổng vốn đầu tư đăng ký trong kỳ.

Lĩnh vực khai khoáng đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 1,28 tỷ USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 546,68 triệu USD, chiếm 5,16% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài cho biết, các dự án FDI ước tính đã giải ngân được 4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Số liệu cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chiếm ưu thế trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Theo đó, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 44,05 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,82% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài trong kỳ đạt 38,29 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 59,77% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 5,75 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 4,82 tỷ USD không kể dầu thô.

Theo Minh Tuấn/Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…