Doanh số bán nhà ở Mỹ tăng lần đầu tiên sau 12 tháng giảm

Doanh số bán nhà ở có sẵn ở Mỹ đã tăng trở lại, nhiều hơn dự kiến vào tháng 2 do giá trung bình thấp hơn so với cùng kỳ năm trước lần đầu tiên kể từ 2012...

Theo Hiệp hội Môi giới Quốc gia (NAR) giá trung bình cho nhà ở có sẵn tại Mỹ là 363.000 USD trong tháng 2/2023, giảm 0,2% so với một năm trước. Điều này đánh dấu mức giảm giá theo năm đầu tiên của giá nhà ở Mỹ kể từ năm 2012.

Doanh số bán nhà ở có sẵn của Mỹ đã phục hồi nhiều hơn dự kiến vào tháng 2. Tỷ lệ thế chấp thấp và giá nhà ở giảm lần đầu tiên trong 11 năm đã kéo người mua quay trở lại thị trường, cũng là bằng chứng cho thấy thị trường nhà đất đang ổn định.

Theo báo cáo của NAR, doanh số bán nhà từng qua sở hữu tăng vọt, mức tăng lớn nhất trong hơn 2 năm rưỡi. Mức tăng đã chấm dứt 12 tháng giảm doanh số liên tiếp của Mỹ, cũng là đợt giảm dài nhất kể từ năm 1999.

Thị trường nhà ở là nạn nhân lớn nhất của các đợt tăng lãi suất mạnh do Cục Dự trữ Liên bang đưa ra trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát. Doanh số bán tăng đột biến đã bổ sung vào dữ liệu về việc khởi công xây dựng nhà ở và niềm tin của người xây dựng cho thấy rằng thị trường nhà ở có thể đang tìm thấy điểm sàn.

Doanh số bán nhà sẵn có đã tăng 14,5% lên mức hàng năm sau mức được điều chỉnh theo mùa là 4,58 triệu căn vào tháng trước.

Doanh số bán nhà ở Mỹ tăng mạnh
Doanh số bán nhà ở Mỹ tăng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2022

Theo ông Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng của NAR: “Đây không phải là mức giá thấp nhất. Chúng tôi mong đợi rằng việc điều chỉnh giá vẫn còn tiếp diễn, nhưng khả năng giá sẽ không sụt mạnh".

Ông Lawrence Yun cho hay, mức giảm quá nhỏ, về cơ bản là không đổi nhưng vẫn đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên của giá nhà trung bình theo năm.

“Lý do của sự gia tăng này là lãi suất thế chấp đã thấp hơn một chút trong tháng 1 và tháng 2 và người tiêu dùng muốn tận dụng mức lãi suất khoảng 6,3%, thay vì gần 7%", ông Lawrence Yun nói thêm.

Cùng có nhận định tương tự, Hannah Jones, nhà phân tích dữ liệu kinh tế tại Realtor.com, cho biết doanh số bán nhà hiện có đã tăng trong tháng 2 khi người mua phản ứng với lãi suất thế chấp thấp hơn một chút.

Bà nói: “Nhu cầu nhà ở bị dồn nén tiếp tục nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất thế chấp khi những người mua tiềm năng tận dụng bất kỳ sự cải thiện nào về khả năng chi trả".

Tuy nhiên, bà Jones cho rằng: “Khi giá cao và lãi suất thế chấp tăng cao tiếp tục cản trở hoạt động của người mua, thị trường mùa xuân này dự kiến sẽ giảm so với vài năm trước".

Lãi suất thế chấp từ tháng Hai đã bắt đầu bắt đầu hạ nhiệt, nhưng có khả năng sẽ tăng trở lại do lo ngại về lạm phát.

Doanh số bán nhà có sẵn tăng 14,5% trong tháng 2 so với tháng 1, nhưng giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của tháng 2 có thể phản ánh các hợp đồng đã ký cách đây vài tháng, khi lãi suất thế chấp đang hạ nhiệt. Lãi suất thế chấp giảm từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 2 trước khi tăng trở lại nửa điểm phần trăm.

Thị trường nhà ở Mỹ hạn chế nguồn cung
Thị trường nhà ở Mỹ đang hạn chế về nguồn cung

Cùng với đó, thị trường nhà đất vẫn thiếu nguồn cung. Với tốc độ bán hàng của tháng Hai, sẽ mất 2,6 tháng để sử dụng hết lượng hàng tồn kho hiện tại của những ngôi nhà hiện có, tăng so với 1,7 tháng một năm trước. Nguồn cung từ 4 đến 7 tháng được xem là sự cân bằng lành mạnh giữa cung và cầu. Với nguồn cung khan hiếm, giá nhà sẽ khó sụp giảm mạnh. Do đó, doanh số bán nhà có thể không giữ được đà tăng trong tháng Ba.

Quỹ đạo tăng lãi suất đó gần đây đã bị gián đoạn do những lo lắng về sức khỏe của hệ thống tài chính sau tình trạng một số ngân hàng đổ vỡ. Điều này đã đẩy lãi suất xuống thấp hơn trong tuần qua.

Tuy nhiên, tương lai của lãi suất thế chấp nhà ở sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Cục Dự trữ Liên bang tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, kết thúc vào 22/3.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…