Dù tiết kiệm nhất thế giới, người Việt vẫn sẵn sàng chi các khoản lớn

Cùng với xu hướng tiết kiệm, người Việt cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản tiền lớn sau chi phí sinh hoạt thiết yếu như đi du lịch, nghỉ mát, mua sắm quần áo mới và giải trí bên ngoài,...
Dù tiết kiệm nhất thế giới, người Việt vẫn sẵn sàng chi các khoản lớn

Cùng với xu hướng tiết kiệm, người Việt cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản tiền lớn sau chi phí sinh hoạt thiết yếu như đi du lịch, nghỉ mát, mua sắm quần áo mới và giải trí bên ngoài,...

Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam công bố báo cáo cho thấy mặc dù có sự giảm nhẹ (giảm 2 điểm) trong quý II/2016, nhưng mức độ tự tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao, với 107 điểm. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia có mức độ lạc quan cao nhất trên toàn cầu.Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á vẫn là những người tiêu dùng có mức độ tự tin cao nhất trên toàn cầu với 113 điểm (tăng 3 điểm so với quý IV/2015). Trong quý này, Philippines đã tạo kỷ lục mới khi vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia có mức độ lạc quan cao nhất toàn cầu với 132 điểm (tăng 13 điểm – mức tăng cao nhất toàn cầu trong quý này). Indonesia vẫn giữ vị trí thứ ba toàn cầu với 119 điểm (tăng 2 điểm). Mức độ lạc quan của Thái Lan giảm 4 điểm so với quý trước, đạt 101 điểm; trong khi đó, mức độ lạc quan của Malaysia tăng 6 điểm, đạt 87. Singapore vẫn ổn định ở mức 88 – bằng với quý trước.Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc, Nielsen Việt Nam nhận định, người tiêu dùng Việt chú ý sát sao đến những gì đang diễn ra trên thị trường. Họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự truyền miệng từ những người xung quanh và các thông tin trên mạng xã hội. “Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phải hành động nhanh hơn nữa để đáp ứng được các mối quan tâm trước khi những ảnh hưởng đó định hình quyết định tiêu dùng của người Việt”.Cũng theo Nielsen, người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á vẫn là những người có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới, với 2/3 người được hỏi (68%) cho biết họ sử dụng tiền nhàn rỗi cho những khoản tiết kiệm.Khi đề cập đến vấn đề tiết kiệm, người Việt vẫn là những người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới (76%), theo sau là Indonesia (70%), Philippines (65%), Malaysia & Singapore (63%) và Thái Lan (62%)...
Cùng với xu hướng tiết kiệm, người tiêu dùng Việt cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản mục lớn. Báo cáo cho biết, sau khi đã trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 3/5 người Việt sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi để đi du lịch, nghỉ mát (41%, tăng 5% so với quý trước), mua sắm quần áo mới (38%) và sử dụng các dịch vụ giải trí bên ngoài (37%)."Người tiêu dùng Việt được biết đến như là những người có xu hướng ưu tiên tiết kiệm, và chính tâm lý này đã ảnh hưởng đến khuynh hướng chi tiêu cẩn trọng của họ, đặc biệt là chi tiêu cho các hàng hóa, nhu cầu cơ bản", bà Nguyễn Hương Quỳnh nói.“Nhưng ngược lại, thu nhập tăng lên lại đang thúc đẩy họ mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi phong cách sống như mua sắm các sản phẩm công nghệ đời mới hoặc quần áo mới", đại diện này cho biết.

Theo Hồ Mai/VNF

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...