Elon Musk muốn cắt giảm 1 tỷ USD chi phí cơ sở hạ tầng của Twitter

Elon Musk đã chỉ đạo đội ngũ Twitter cắt giảm 1 tỷ USD chi phí cơ sở hạ tầng hàng năm, theo hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề và một thông điệp nội bộ được Reuters xem xét.
Elon Musk muốn cắt giảm 1 tỷ USD chi phí cơ sở hạ tầng của Twitter

Elon Musk đã yêu cầu Twitter cắt giảm 1 tỷ USD chi phí cơ sở hạ tầng hàng năm, đặt mục tiêu tiết kiệm từ 1,5 triệu đến 3 triệu USD mỗi ngày từ máy chủ và dịch vụ đám mây trong một dự án có tên là "Kế hoạch cắt giảm sâu”. 

Các nguồn tin cho biết, việc cắt giảm cơ sở hạ tầng khổng lồ như vậy có thể khiến trang web và ứng dụng Twitter vướng phải nguy cơ ngừng hoạt động trong các sự kiện quan trọng khi người dùng đổ xô vào nền tảng để chia sẻ thông tin, chẳng hạn như trong thời điểm khủng hoảng hoặc các sự kiện chính trị lớn. “Elon Musk sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó để đáp ứng những mục tiêu kinh doanh,” người này nói.

Twitter cắt giảm 1 tỷ USD

Nguồn giấu tên thứ hai mô tả việc cắt giảm này là quá "ảo tưởng", nói thêm rằng khi lưu lượng truy cập của người dùng tăng lên, các dịch vụ của nền tảng sẽ “thất bại thảm hại”. 

Các bộ phận của Twitter đang phải chạy đua để trình bày kế hoạch tiết kiệm chi phí trước hạn chót là ngày 7/11, theo một trong những nguồn tin nội bộ. Một số nhân viên đã được yêu cầu làm việc cả tuần tại văn phòng để có thể kịp thời hạn. Nguồn tin hé lộ, việc cắt giảm chi phí cũng có thể đến từ khoản chi tiêu cho các các dịch vụ Google Cloud.

Xem thêm

Elon Musk đổi ý, thương vụ Twitter vẫn khó đoán

Elon Musk đổi ý, thương vụ Twitter vẫn khó đoán

Giám đốc điều hành Tesla đề xuất mua lại công ty với mức giá thỏa thuận ban đầu là 44 tỷ USD. Động thái diễn ra gần hai tuần trước phiên toà xử vụ kiện chống lại Elon Musk của Twitter dự kiến bắt đầu ở Toà Thủ hiến bang Delaware.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...