Elon Musk quyết định không tham gia vào hội đồng quản trị Twitter

Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Elon Musk, đã từ bỏ kế hoạch tham gia vào hội đồng quản trị Twitter, mạng xã hội mà mới đây ông lựa chọn đầu tư.
Elon Musk quyết định không tham gia vào hội đồng quản trị Twitter

Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal đã đưa ra thông báo công khai rằng Elon Musk vẫn là cổ đông lớn nhất của Twitter và công ty sẽ công khai nhận ý kiến đóng góp ​​của ông, mặc dù vị tỷ phú này sẽ không trực tiếp ngồi vào chiếc ghế thành viên hội đồng quản trị. 

Elon Musk trước đó đã thông báo trên Twitter về việc này.

Giám đốc điều hành Twitter không cho biết liệu Elon Musk có đưa ra lý do cụ thể về việc thay đổi ý định của mình hay không. 

Khuyến khích nhân viên Twitter tiếp tục tập trung vào công việc, CEO Agrawal viết, “Sẽ có thể có một số thay đổi phía trước nhưng mục tiêu và ưu tiên của chúng ta vẫn không thay đổi. Các quyết định mà ban quản trị đưa ra và cách chúng tôi thực hiện hoàn toàn nằm trong tay chúng tôi, không của ai khác”.

Vào ngày 7/4, Elon Musk và Twitter cho biết ông sẽ tham gia hội đồng quản trị của Twitter. Một ngày trước đó, CEO Tesla và người giàu nhất thế giới đã tiết lộ qua hồ sơ tài chính rằng ông hiện là cổ đông lớn nhất của công ty truyền thông xã hội.

Ngay sau khi cổ phần của Elon Musk lần đầu tiên được tiết lộ, vào 4/4 Twitter đã có ngày tốt nhất kể từ khi công ty IPO vào năm 2013, tăng vọt hơn 27%.

Xem thêm

Facebook, Twitter sẽ kiểm duyệt tin tức online

Facebook, Twitter sẽ kiểm duyệt tin tức online

Hai mạng xã hội hàng đầu thế giới Facebook và Twitter đã "bắt tay" với nhiều hãng thông tấn quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những thông tin sai lệch và cải tiến chất lượng tin tức trên mạng xã hội.
Parag Agrawal và Con đường trở thành CEO Twitter

Parag Agrawal và Con đường trở thành CEO Twitter

Parag Agrawal, 37 tuổi, hiện là CEO Twitter - cùng Mark Zuckerberg giữ vị trí lãnh đạo trẻ nhất trong số các công ty S&P 500. Nhưng chỉ 10 năm trước, anh ấy vẫn còn là một kĩ sư “chân ướt, chân ráo” tại công ty công nghệ hàng đầu thế giới này.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...