CEO Vĩnh Tiến Đặng Thị Trúc Lan Chi: Người đưa đặc sản "quê" ra thế giới

Trong lĩnh vực sản xuất kẹo dừa không ai là không biết đến bà Đặng Thị Trúc Lan Chi - Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến (Bến Tre) bởi lẽ bà là người sáng chế ra loại kẹo dừa độc nhất vô nhị: Kẹo dừa không dính răng – loại kẹo đã khắc phục được nhược điểm của kẹo dừa truyền thống từ bấy lâu nay.
CEO Vĩnh Tiến Đặng Thị Trúc Lan Chi: Người đưa đặc sản "quê" ra thế giới

Trong lĩnh vực sản xuất kẹo dừa không ai là không biết đến bà Đặng Thị Trúc Lan Chi - Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến (Bến Tre) bởi lẽ bà là người sáng chế ra loại kẹo dừa độc nhất vô nhị: Kẹo dừa không dính răng – loại kẹo đã khắc phục được nhược điểm của kẹo dừa truyền thống từ bấy lâu nay.

Một sản phẩm đặc sắc khác của công ty là “Bánh hoa dừa” mang nhãn hiệu Tiến Đạt. Bánh hoa dừa vị dừa, vị sầu riêng, ca cao và 3 sản phẩm khác là kẹo dừa dẻo vị sầu riêng, lá dứa và ca cao là những sản phẩm tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP. Đặc biệt, kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng và bánh hoa dừa Tiến Đạt được đánh giá 4 sao, có tiềm năng lên 5 sao. Trong đó kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng đang dẫn đầu nhóm sản phẩm thực phẩm kẹo dừa của tỉnh Bến Tre xuất khẩu ra thế giới.

CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI

Hai sản phẩm kẹo dừa, bánh dừa mang thương hiệu Yến Hoàng, Tiến Đạt và nhiều sản phẩm khác của Công ty TNHH Vĩnh Tiến đều được sản xuất theo quy trình công nghệ sạch, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO:9001-2008 và thay mới trang thiết bị máy móc bằng công nghệ cao như: máy khuấy kẹo tự động, cắt kẹo. Điều đó khiến cho các sản phẩm của Vĩnh Tiến vừa đặc sắc hương vị cổ truyền Bến Tre, vừa đảm bảo VSATTP, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng thị trường xuất khẩu. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, Công ty TNHH Vĩnh Tiến hoàn toàn không sử dụng hóa chất, đảm bảo quy trình sản xuất, kiểm tra khắt khe thành phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

"CHÚNG TÔI CỨ ĐI, TỰ MÀY MÒ VẬY"

- Để có được thành công như ngày hôm nay, một doanh nhân nữ như bà chắc hẳn đã phải rất cố gắng trong thời gian qua, thưa bà?

Đúng vậy. Để Vĩnh Tiến phát triển được như bây giờ tôi đã phải trải qua rất nhiều khó khăn mà ít người hình dung được. Đặc biệt giai đoạn đầu tiên là khó khăn nhất tại vì mình “tay không bắt giặc” mà (cười).

Nói chung khởi nghiệp thời điểm đó rất khó khăn, giống như kiểu chúng tôi cứ dò dẫm từng bước chân vào rừng rậm chứ không phải được Nhà nước hỗ trợ nhiều như bây giờ. Không ai tư vấn, chúng tôi cứ tự đi, tự suy nghĩ, tự mày mò vậy.

"Lúc chúng tôi khởi nghiệp gặp vô vàn khó khăn, giống như đang dò dẫm từng bước chân vào rừng rậm chứ không phải được Nhà nước hỗ trợ nhiều như bây giờ".

Doanh nhân Đặng Thị Trúc Lan Chi

- Động lực nào khiến bà vượt lên những khó khăn, vất vả đó?

Trước khi thành lập Vĩnh Tiến, tôi là một thợ may. Tôi nghĩ nếu cứ suốt ngày quanh quẩn với kim chỉ, với vải vóc như thế này sẽ không bao giờ khá lên được. Chẳng lẽ mình sinh ra, lớn lên rồi lấy chồng, có con và quanh quẩn với đống vải và mớ kim chỉ này. Cuộc sống như vậy quá tẻ nhạt đối với tôi. Lúc đó tôi nghĩ phải làm một cái gì đó để bứt ra khỏi vòng luẩn quẩn hiện tại.

Và cơ hội đã đến khi có một người bạn rủ hùn vốn mở cơ sở sản xuất mạch nha - một trong ba loại nguyên liệu chính để sản xuất kẹo dừa. Mặc dù số vốn trong tay lúc đó rất ít ỏi, chắc chừng một chục giạ nếp (tầm 20 đến 22 kg (PV)) vậy thôi, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm để “đứa con tinh thần” ra đời là một cơ sở sản xuất mạch nha nho nhỏ.

          

"Số vốn để tôi khởi nghiệp rất ít ỏi, chắc chừng một chục giạ nếp."

Doanh nhân Đặng Thị Trúc Lan Chi

          

- Thời điểm bà bứt phá ra khỏi "sự tẻ nhạt" để quyết định khởi nghiệp là vào năm bao nhiêu tuổi, thưa bà?

Là vào năm 1984, lúc tôi 21 tuổi. Sau một thời gian đúc rút kinh nghiệm, đến năm 2001, tôi bắt đầu thực hiện ước mong ấp ủ bấy lâu của mình. Tôi bắt tay vào dây chuyền sản xuất kẹo dừa với mong mỏi đưa sản phẩm quê nhà vươn ra khỏi Bến Tre và xa hơn nữa là ra thị trường thế giới. Thời điểm đó Vĩnh Tiến đã đưa ra một quyết định táo bạo đó là mang sản phẩm đi xuất khẩu chứ không bán ở thị trường nội địa. Và rất may mắn là Vĩnh Tiến đã thành công khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, sau đó là Nhật, Mỹ, Campuchia… Sản lượng xuất khẩu cứ tăng dần theo thời gian, từ ít lên 200 -300 tấn/tháng. 

CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI

LIỀU LĨNH "MANG CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI" VÌ CÓ KHÁCH "MỞ HÀNG" SUÔN SẺ

- Tại sao bà không chọn đưa sản phẩm ra thị trường nội địa trước như các doanh nghiệp khác cho đỡ rủi ro, thưa bà?

Thị trường nội địa lúc đó đã có hơn 150 doanh nghiệp sản xuất về kẹo dừa với nhiều doanh nghiệp trong ngành có tuổi đời từ 40-50 năm. Nếu Vĩnh Tiến cũng chọn “lối mòn” giống các doanh nghiệp đó sẽ làm cho sự cạnh tranh càng thêm khốc liệt. Tuy nhiên cái quan trọng là tôi rất tự tin sản phẩm sẽ được thị trường quốc tế đón nhận vì không những có mẫu mã đẹp mà chất lượng còn rất tốt.

Sau khi thành công ở thị trường nước ngoài, Vĩnh Tiến mới mở rộng thị trường nội địa nhất là trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi. Trước đây khoảng 90% sản phẩm đều dành cho thị trường nước ngoài, còn hiện tại là 70%. Khoảng 30% sản phẩm còn lại được này bán trong hệ thống siêu thị của Bách hoá Xanh.

- Chỉ vì sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà ngay từ ngày mới khởi nghiệp (Vào những năm 2001, 2002), bà đã đưa ra quyết định táo bạo là “mang chuông đi đánh xứ người”, quyết định này có liều lĩnh quá không, thưa bà?

Trước khi bắt tay vào sản xuất kẹo dừa, tôi đã tiếp cận với ngành này trong nhiều năm nên nắm được các giai đoạn thăng trầm của kẹo dừa cũng như cái hay, cái dở của nó. Thế nên khi bắt tay vào làm tôi quyết định sản phẩm làm ra ngoài việc chất lượng tốt, mẫu mã đẹp còn phải có sự khác biệt.

          

"Khi bắt tay vào làm tôi quyết định sản phẩm làm ra phải thật chất lượng và có sự khác biệt".

Doanh nhân Đặng Thị Trúc Lan Chi

          

Ngoài việc sản phẩm có sự khác biệt, thì chính sự đón nhận của một khách hàng Trung Quốc đã tạo cho tôi niềm tin rất lớn, làm cho sự liều lĩnh của tôi có thêm điểm tựa. Vị khách đó ngay từ lần đầu tiên thử sản phẩm đã hoàn toàn thích thú nên đặt 100 thùng kẹo để mang về nước. Sau 2-3 tháng lên 500 thùng rồi lên nghìn mấy thùng/tháng luôn. Chúng tôi cứ thế mà phát triển. Hiện Vĩnh Tiến vẫn hợp tác rất tốt đẹp với vị khách "mở hàng" suôn sẻ này (cười).

"TÔI VUI VÌ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC BÀI TOÁN "KẸO DỪA KHÔNG DÍNH RĂNG""

- Là một người phụ nữ nhẹ nhàng, tinh tế, hiếm ai có thể biết được bà từng vất vả khởi nghiệp với hai bàn tay trắng lúc còn trẻ. Có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong cái thời điểm khởi nghiệp khó khăn này không, thưa bà?

Kỷ niệm đáng nhớ nhất đó là tôi đã tự nghiên cứu, mày mò để thay toàn bộ nha nếp bằng nha mì. Thời điểm đó giá nếp quá cao nên hầu hết các cơ sở sản xuất mạch nha dừng sản xuất để tránh bị lỗ. Trước tình cảnh đó tôi đã mày mò nghiên cứu tìm sản phẩm thay thế.

          

"Nếu họ làm được tôi cũng sẽ làm được."

Doanh nhân Đặng Thị Trúc Lan Chi

          

Lúc bấy giờ mạch nha mì chủ yếu được sản xuất bằng dây chuyền công nghiệp. Chúng tôi không đủ tài chính để đầu tư dây chuyền quy mô lớn như vậy. Qua dò hỏi tôi biết được ở Hà Tây (Hà Nội bây giờ - PV) người ta làm được nha mì bằng phương pháp thủ công. Trong đầu tôi liền nghĩ, nếu họ làm được mình cũng sẽ làm được. Nghĩ sao làm vậy, tôi bắt tay vào nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều lần. Trong quá trình thử nghiệm dĩ nhiên là hư hao rất nhiều. Cuối cùng tôi đã tìm được công thức làm mạch nha từ bột mì với độ dẻo tương đương “một tám một mười” với nha nếp mà giá thành lại rẻ hơn nhiều.

CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI
CEO VĨNH TIẾN ĐẶNG THỊ TRÚC LAN CHI: TỪ MỘT THỢ MAY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐƯA ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ RA THẾ GIỚI

Sự thành công đó là bàn đạp để tôi lên lộ trình cho chiến lược sản xuất các sản phẩm kẹo dừa có sử dụng nha mì. Cũng nhờ sự thành công đó mà tôi có kinh phí trang trải để vượt qua giai đoạn khởi nghiệp đầy khó khăn, thách thức. Thành công đó cũng khiến tôi khá nổi tiếng vì lúc đầu các cơ sở còn e dè nhưng sau một thời gian ngắn, tất cả xưởng sản xuất kẹo dừa ở Bến Tre đều sử dụng sáng chế ấy của tôi.

Khi tôi thành công với sáng chế đó, có ông Tiến sĩ ở Sài Gòn xuống tìm hiểu và bày tỏ sự ngưỡng mộ. Ông ấy ngạc nhiên vì thấy tôi không bằng cấp gì về lĩnh vực đó, cũng không có công nghệ gì hỗ trợ mà lại có thể nghiên cứu ra được công thức hay ho như vậy (cười).

Ngoài thành công với nha mì thì tôi cũng rất vui khi là người đầu tiên nghiên cứu ra cái loại kẹo dừa không dính răng vào năm 2011 với thương hiệu Yến Hoàng...

- Với việc nghiên cứu thành công công thức làm nha mì rồi đến kẹo dừa không dính răng, có thể nói trong ngành sản xuất kẹo dừa thì bà là một trong những người có nhiều sáng kiến nhất...

Tôi thích tìm tòi, học hỏi, không chịu ngồi yên khi những sản phẩm của mình làm ra còn chưa hoàn hảo. Kẹo dừa truyền thống thường bị dính răng khi ăn. Tôi đã phải mất ăn mất ngủ để mày mò nghiên cứu, thử nghiệm qua hàng chục công thức nhằm khắc phục nhược điểm này. Cuối cùng sau bao ngày lăn lộn, tôi đã sáng chế được công thức để cho ra đời loại kẹo dừa không dính răng độc đáo và rất có giá trị.

Kẹo dừa không dính răng với thương hiệu Yến Hoàng của chúng tôi đặc biệt ăn rất giòn và hương vị dừa thơm ngon tự nhiên. Loại kẹo này không những được thị trường trong nước ưa chuộng mà cả khách hàng nước ngoài cũng rất yêu thích. Có thể nói, đây là một bước phát triển mới cho ngành kẹo dừa cả nước nói chung và Công ty TNHH Vĩnh Tiến của chúng tôi nói riêng.

Năm 2012, tôi tiếp tục cho ra đời một sản phẩm đặc sắc khác là “Bánh hoa dừa” có kiểu dáng giống nụ hoa dừa. Đây là một sản phẩm mới không kém phần quan trọng trong việc kế thừa đặc sản xứ dừa được làm từ cơm dừa tươi với vị béo thơm tự nhiên của dừa và giòn tan khi thưởng thức, đậm mùi vị quê hương Bến Tre.

- Vậy điều bà tâm đắc nhất trong sự nghiệp kinh doanh của mình phải chăng là các sáng kiến tốt cùng những sản phẩm đặc sắc kể trên, thưa bà?

Với tôi, thành công trong kinh doanh không phải chỉ để kiếm lợi nhuận mà còn là được chia sẻ, góp phần xây dựng và phát triển vì một Bến Tre văn minh, giàu đẹp trong tương lai.

          

"Điều tôi tâm đắc nhất trong sự nghiệp của mình đó là đã góp phần làm sống dậy và tô đậm thêm thương hiệu kẹo dừa Bến Tre".

Doanh nhân Đặng Thị Trúc Lan Chi

          

Do đó, điều tôi tâm đắc nhất trong sự nghiệp của mình đó là đã góp phần làm sống dậy và tô đậm thêm thương hiệu kẹo dừa Bến Tre không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường thế giới.

Tôi cũng tâm đắc khi nhờ kinh doanh, nên càng ngày tôi càng thấy rõ trách nhiệm của mình trước người lao động, nhất là với những đối tượng yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em. Tôi cũng có cơ hội để hỗ trợ những doanh nghiệp nữ, tiểu thương nữ trong vai trò kết nối. Thời gian qua, với vai trò là Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bến Tre, chúng tôi đã kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ cho nữ doanh nhân khởi nghiệp; thường xuyên tổ chức cuộc giao lưu để doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm, đồng thời giúp họ trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp…

- Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Công ty TNHH Vĩnh Tiến với sản phẩm kẹo dừa không dính răng và bánh hoa dừa đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Lào. Nhiều năm liền, doanh nhân Đặng Thị Trúc Lan Chi là một trong số ít đại diện của phụ nữ Việt Nam tham dự các Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu. Bà đã đạt nhiều giải thưởng khu vực ASEAN, quốc gia như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2019; Đạt giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018 và giải thưởng tự hào Phụ nữ Việt Nam năm 2017 do Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam trao tặng; Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2010, 2013, 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng; Đạt giải Doanh nhân tiêu biểu ASEAN năm 2017; Doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng Khoa học - Công nghệ tỉnh Bến Tre năm 2011-2013; Bằng khen Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2014-2020; Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vì có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 939: “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”...

Bài: Hồ Hường
Ảnh: Hồ Hường, Cty Vĩnh Tiến
Thiết kế: Hoàng Nam
Kỹ thuật: AICMS

Có thể bạn quan tâm