Ericsson trả 1 tỷ USD để giải quyết điều tra tham nhũng

Công ty Ericsson đã bỏ ra 1 tỷ USD để giải quyết cuộc điều tra tham nhũng sau khi chi nhánh tại Ai Cập nhận tội.
Ericsson trả 1 tỷ USD để giải quyết điều tra tham nhũng

Công ty viễn thông nổi tiếng của Thuỵ Điển, Ericsson sẽ phải trả hơn 1 tỷ USD để giải quyết các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Uỷ ban chứng khoán và giao dịch về các hoạt động kinh doanh chưa đúng đắn của công ty. 

Các công ty con của Ericsson hiện đang gặp rắc rối về cách điều hành kinh doanh tại các quốc gia nước ngoài như Kuwait, Ai Cập, Trung Quốc… Vào thứ Sáu (6/12), công ty TNHH Ericsson Ai Cập đã nhận tội vi phạm Đạo luật Thực hành Tham nhũng Nước Ngoài - thực hiện và lưu trữ thông tin sai lệch về các khoản thanh toán trị gía hàng triệu USD trên toàn cầu. 

“Hôm nay, ‘người khổng lồ’ viễn thông của Thuỵ Điển Ericsson đã thừ nhận một chiến dịch tham nhũng kéo dài nhiều năm ở 5 quốc gia,” luật sư Geoffrey S.Berman của Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố. “Thông qua các quỹ đầu tư, hối lộ, tặng quà… Ericsson đã thực hiện những bước đi kinh doanh với nguyên tắc “tiền bạc nói chuyện”.

"Với mức phạt hơn 1 tỷ USD, các cơ quan lập pháp muốn truyền đạt rõ ràng cho tất cả các chủ thể của công ty nhận ra rằng làm kinh doanh theo cách này sẽ không được dung thứ.” 

Giám đốc điều hành Ericsson, Börje Ekholm cho biết trong một tuyên bố: “Tôi rất buồn và lấy làm xin lỗi vì những thất bại của Ericsson. Việc đạt được cách giải quyết với Hoa Kỳ cho phép chúng tôi khép lại khoảng thời gian đen tối này. Từ giờ trở đi, Ericsson sẽ cố gắng tiến lên và phát triển mạnh mẽ hơn”. 

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã có một danh sách cáo buộc các hành vi sai trái của các công ty con thuộc Ericsson, trong đó có thanh toán thông qua hợp đồng giả mạo, tặng quà và dịch vụ giải trí cho các quan chức nước ngoài, ghi chép các khoản thanh toán sai lệch, khai khống các khoản thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản phục vụ riêng các chuyến đi tới Trung Quốc …. 

Nguồn: Fox Business

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...