EU cảnh giác trước làn sóng xe điện “Made in China” tràn vào thị trường

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang sẵn sàng thúc đẩy và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại châu Âu, nhưng điều này có thể đối mặt với nhiều thách thức khi các quan chức EU tỏ ra cảnh giác hơn…

12caae7c-4e1c-46d4-a1b7-83b9f6e59395_5278ff27.jpg

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, hiện tại, các thương hiệu xe điện Trung Quốc chỉ chiếm 3,7% trên thị trường EU. Tuy nhiên, tỷ lệ đó đang tăng một nhanh chóng, làm dấy lên lo ngại ở một số cơ quan hoạch định chính sách về những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

THƯƠNG HIỆU TRUNG QUỐC NHẮM TỚI THỊ TRƯỜNG EU

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu xe điện của Trung Quốc sang EU đã tăng lên 9,2 tỷ USD, tăng 86% trong 8 tháng đầu năm 2023 so với một năm trước đó. Và trong vài năm gần đây, Bỉ luôn là điểm đến số 1.

Năm nay, 19% tổng lượng xe điện xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã đến quốc gia có dân số chỉ bằng một nửa Bắc Kinh. Hầu hết trong số đó đều đã cập bến Zeebrugge. Từ đây, chúng được chất lên tàu hỏa, xe tải và các loại thuyền khác trước khi tỏa đi khắp châu Âu.

Marc Adriansens, giám đốc điều hành của International Car Operators (ICO), công ty điều hành bến xe roll-on/roll-off lớn nhất tại Zeebrugge, cho biết: “Trước đây Nhật Bản có nhiều cảng nhưng bây giờ đã chuyển sang Trung Quốc, chủ yếu là Thượng Hải. Năm ngoái, hơn 200.000 ô tô đã được nhập khẩu từ Thượng Hải, bằng khoảng 10% tổng lượng ô tô của chúng tôi. Trong khi đó, 20% tổng lượng nhập khẩu của chúng tôi hiện nay đến từ Trung Quốc”.

im-851240.jpg

Ở một số nơi khác trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, mức thuế quan lên đến 27,5% đồng nghĩa với việc xe điện Trung Quốc gần không thể cạnh tranh. Trong khi đó, thuế quan của Ấn Độ đối với ô tô có giá trị dưới 40.000 USD cũng lên tới 70% và ở Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả xe điện của Trung Quốc đều bị đánh thuế 50%, theo bản tin chính sách thương mại Most Favoured Nation.

Chính vì những rào cản thuế quan này, cùng với sự bão hoà của thị trường trong nước, nhiều thương hiệu Trung Quốc đang coi EU là điểm đến thuận lợi nhất hiện nay.

Bill Russo, Giám đốc điều hành của Automobileity Ltd, một công ty tư vấn ở Thượng Hải, cho biết: “Có một điều mà mọi người dường như không chú ý tới đó là thị trường xe của Trung Quốc trong 6 năm qua không phải là thị trường tăng trưởng. Phương tiện điện vẫn là một phân khúc tốt nhưng thị trường xe tổng thể lại rất tiêu cực. Năm cao điểm về doanh số bán ô tô ở Trung Quốc là năm 2017. Vì vậy, chúng tôi đã có sự sụt giảm khá đáng kể… xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung”.

“Các nhà sản xuất Trung Quốc đang “tích cực” nhắm vào thị trường châu Âu. Các kế hoạch của họ rất lớn. Nếu họ nói về việc nhập khẩu 20.000 ô tô trong năm nay thì năm tới sẽ là 200.000 ô tô”, Marc Adriansens, giám đốc điều hành của International Car Operators (ICO) giải nhận định.

Theo chia sẻ của ông Leander Desmedt, người đã điều hành Trung tâm Ô tô được gần 30 năm và từng phục vụ độc quyền cho xe Ford, bổ sung các tính năng bổ sung, sửa chữa các vết lõm phát sinh trong quá trình vận chuyển và đảm bảo showroom luôn sáng bóng. Nhưng trong những năm gần đây, ông nhận thấy ngày càng có nhiều thương hiệu Trung Quốc thâm nhập thị trường. Ngay cả trong showroom, các dòng xe BYD đều được trưng bày và đặc biệt model BYD Han được đặt ở vị trí song song với đối thủ Tesla.

“Châu Âu từng được xem như thị trường mở cuối cùng. Nhưng chính EU lại đang vật lộn để tìm cách dung hoà các thoả thuận của họ với WTO và thực tế là họ đang tự đặt mình vào thế bất lợi so với Mỹ cũng như Trung Quốc”, ông Brad Setser, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại EU cho biết trong một cuộc thảo luận vào tuần trước.

xpeng-p7.jpg

PHẢN ỨNG DỨT KHOÁT TỪ EU

Những thương hiệu xe điện từ Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm các thị trường nước ngoài do trong nước đã bão hòa, và giờ đây các lựa chọn ở quốc tế của họ cũng đang bị thu hẹp nhanh chóng. Một số ý kiến cho rằng ngành công nghiệp ô tô châu Âu tự mãn. “Nếu bạn không có xe điện giá cả phải chăng để cạnh tranh với Trung Quốc, thì đó là lỗi của Trung Quốc hay là do bạn không ưu tiên xe điện?”, giám đốc điều hành Automobileity Bill Russo bình luận.

Tuần trước, bộ thương mại của Liên minh Châu Âu đã mở một cuộc điều tra về các khoản trợ cấp trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc, tuyên bố đã tìm thấy nhiều bằng chứng về sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc “bẻ cong” thị trường.

ID.3-800x600.jpg

Cuộc điều tra diễn ra theo lệnh trực tiếp từ người đứng đầu Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, cũng chính là vị quan chức vào tháng trước đã phản đối thực trạng “lũ lụt” xe điện Trung Quốc đổ bộ vào EU làm biến dạng thị trường.

Nếu những tuyên bố được chứng minh, những chiếc xe bị nghi ngờ sẽ bị áp thuế nhập khẩu - hành động mà Bắc Kinh đã cảnh báo sẽ không bỏ qua. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích quyết định của Brussels về việc tiến hành tham vấn về cuộc điều tra trong một khoảng thời gian rất ngắn và gần sát với kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" của quốc gia tỷ dân.

Quyền sở hữu thương hiệu không liên quan đến cuộc điều tra của EU. Tất cả các loại xe điện sản xuất tại Trung Quốc đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ, bao gồm cả các nhà sản xuất ô tô của chính châu Âu.

Các quan chức hàng đầu đã công khai xác nhận rằng Tesla đang gặp khó khăn, với các phương tiện truyền thông đưa tin rằng “gã khổng lồ” xe điện Mỹ đã nhận được các khoản vay từ ngân hàng Trung Quốc với những điều kiện có lợi và chính phủ đã giảm thuế cho siêu nhà máy Gigafactory của hãng Thượng Hải.

Giới quan chức EU thừa nhận rằng họ sẵn sàng mở rộng cuộc điều tra sang cả những công ty quốc tế, trong nỗ lực bảo vệ việc làm ở châu Âu và tạo sân chơi bình đẳng cho những người không nhận được sự giúp đỡ từ chính phủ Trung Quốc.

Các chuyên gia thương mại ước tính rằng cuộc điều tra của EU có thể dẫn đến mức thuế bổ sung 10%, nâng tổng mức thuế lên 20% và khiến các nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn hơn trong việc có được chỗ đứng trên thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…